ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

Virus: Nỗi ám ảnh của nhân loại cả quá khứ, hiện tại và tương lai

Thứ sáu, 15/05/2020, 14:54 GMT+7

 

Nhân loại đang đón nhận một cơn ác mộng khủng khiếp mang tên covid-19 do SARS-CoV 2 gây ra. Một cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất thách thức khi con người bước vào thời đại công nghệ 4.0.

Chúng ta tự nhận mình là sinh vật thông minh nhất hành tình, có thể điều khiển và thống trị thế giới bằng những phát minh vĩ đại của mình. Có thể hủy diệt trái đất và cả trong vũ trụ bao la chỉ bằng một nốt nhấn, cũng chỉ một một động tác (click) nhẹ nhàn thôi cũng đủ biết cả thế gới này chuyển động như thế nào. Thế nhưng sự tự mãn của chúng ta hoàn toàn sụy đổ bởi một sinh vật không hoàn chỉnh vô cùng nhỏ bé với kích thước chỉ bằng nanomet (một phần tỷ mét) đó là virus. Chỉ chưa đầy 5 tháng, covid-19 đã giết chết hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới. Tàn phá, hũy hoại và đảo lộn tất cả những nền tảng khoa học và trật tự xã hội mà con người đã tạo ra hàng thế kỹ trước đó.

cabdd44f83a579fb20b4_1

Lịch sữ đã trải qua 2.500 năm về dịch bệnh, khi mà Hippocrates mô tả những ca lâm sàng đầu tiên về bệnh dịch tại 1 trong 7 cuốn sách có tên Epidemics năm 430 TCN. Dịch thương hàn ở Athens những năm 430-426 TCN được xem là đại dịch đầu tiên nhân loại đón nhận và đã giết 1/3 dân số thành Athens lúc đó. Đến những năm 165-180 dịch hạch Antonine hay còn gọi bệnh dịch hạch Galen (tên của bác sĩ mô tả bệnh này) đã giết chết 5 triệu người La Mã, trong đó có Hoàng Đế Lucius Verus. Dịch hạch Cyprian năm 250 tại Ethiopia, dịch hạch Jastinian năm 541 tại Địa Trung Hải đã giết chết 50 triệu người. Sang thế kỹ XI bệnh phong trở trành đại dịch tàn phá Châu Âu. Năm 1346-1353 dịch hạch quay lại với cái chết đen ( The Black Plague) gây nổi kinh hoàng cho Nga và các nước Châu Âu , hậu quả là 50 triệu người Châu Âu bị tử vong, chiếm 60% dân số Chậu Âu lúc bấy giờ. Bất luận con người tìm mọi cách để ngăn dịch bệnh nhưng mọi nổ lực đều thất bại. Đại dịch tả năm 1817 bắc nguồn từ Ấn độ, sang Trung Quốc, Nga và Châu Âu. Đại dịch sởi 1848 và dịch sởi tái phát nhiều lần qua nhiều thập kỷ, ước tính gây tử vong 249 triệu người trên toàn thế giới trước khi tìm ra vaccine phòng bệnh năm 1963. Đại dịch hạch 1855 ở Trung Quốc , dịch cúm Nga 1889, dịch cúm Tây Ban Nha 1918 gây tử vong 50 triệu người, Cúm Châu Á 1956, Cúm Hồng Công 1968-1970.  Đại dịch HIV từ 1981 mãi đến nay cũng chưa tìm ra vaccine và thuốc điều trị, con người đành phải sống chung với dịch. Dịch SARS  2002-2003 tại Trung Quốc làm tử vong 774 người. Cúm Mexico 2009-2010 gây tử vong 575.400 người . Dịch Ebola 2014-2016 tại Guanea làm 11.325 người tử vong. Dịch MERS 2012 xảy ra ở Trung Đông kéo dài cho đến nay, đã gây 845 người tử vong. Và bây giờ, dịch covid-19 do SARS-CoV-2 khởi phát tại Vũ Hán Trung Quốc giữa tháng 12/2019 đã lan ra khắp thế giới, trên 218 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch. Sau 5 tháng phát dịch đã làm trên 4,5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 3 ngàn người tử vong (15/05/2020) con số này vẫn còn tăng mổi ngày.

Một câu hỏi đặt ra tại sao con người thông minh như vậy, sáng chế những vũ khí tối tân có thể hủy diệt cả trái đất trong chớp mắt nhưng vẫn không thể kiểm soát được vi sinh vật nhỏ như virus. Câu trả lời đơn giản, virus không hề nhỏ bé mà là gã khổng lồ đang sống và phát triển khắp mọi nơi trên trái đất và có thể cả trong vũ trụ bao la. Chúng biến mọi sinh vật trên trái đất kể cả con người thành vật chủ để sinh sôi nảy nở. Các nhà khoa học không biết chính xác virus xuất hiện ở trái đất khi nào, tuy nhiên qua sự phát hiện bộ gen của virus trong xác vi khuẩn hóa thach 3,5 tỷ năm trước cho thấy virus đã xuất hiện cùng thời với vi khuẩn, nhưng con người thì mới biết được sự tồn tại của virus vài trăm năm nay. Chính xác là vào năm 1892-1898 nhờ công của hai nhà sinh vật học người Nga và Hà lan.

Trong cuốn “A Plancet of Viruses” của nhà khoa học Hoa Kỳ Carl Zimmer được ĐH Chicago xuất bản có viết “ …chỉ riêng ở các đại dương có 1.000 tỷ tỷ tỷ con virus tồn tại, nếu đặt số này lên bàn cân thì trọng lượng của chúng bằng 75 triệu con các voi xanh” (mỗi con cá voi xanh trung bình nặng 180 tấn). Nhà vi trùng Martha Clokie ĐH Leicester Anh đã nói: “Cuộc sống của con người nằm trong luồng chi phối của vi khuẩn. Thứ kiểm soát vi khuẩn chính là virus”. Điều đó cho thấy con người chịu sự chi phối của virus.

Tuy nhỏ bé nhưng sự khổng lồ đến từ số lượng không thể đếm hết của chúng. Cũng trong “ A Plance of Viruses” “Virus là nơi chứa sự đa dạng di truyền lớn nhất trái đất, không ngừng phát sinh các bệnh mới và chịu trách nhiệm cho nhiều căn bệnh gây tử vong hàng loạt tàn khốc nhất lịch sử loài người, và sẽ không dừng kiểm soát số phận con người trong nhiều năm về sau”.

Hiện các nhà khoa học đã phát hiện 1,8 triệu gen khác nhau của virus, trong số đó có 10% gen phù hợp với vi khuẩn, động vật, thực vật và vi sinh vật khác, 80% gen còn lại là hoàn toàn mới. Với số lượng áp đảo, virus có thể xâm nhiễm bất kỳ sinh vật sống nào trên trái đất. Dùng chất liệu di truyền của ký chủ để sinh sôi. Mỗi một virus mới được tạo ra có thể mang bộ gen mới so với thế hệ đầu. Năm 2019 tạp chí cell công bố có 200.000 loại virus khác nhau đang phát triển trong đại dương, tăng gấp 12 lần so với năm 2015. Càng nguyên cứu càng thấy sự đa dạng của virus.

Với sự đa dạng về chủng loại và quá lớn về số lượng lại hiện diện rộng khắp mọi nơi trên trái đất kèm với sự thay đổi nhanh, liên tục của cấu trúc gen ở thế hệ mới đã làm cho các nhà khoa học không đủ tiềm lực cả thời gian, tiền bạc và trí lực để đối phó và ngăn chặn sự bùng phát của virus. Dù biết rằng virus góp phần kiến tạo sự sống trên trái đất và góp phần cần bằng hệ sinh thái mà chúng ta đang sống, nhưng không vì thế mà chấp nhận những gì chúng ta nhìn thấy do SARS-CoV-2 đã gây ra cho nhân loại trong 5 tháng vừa qua.

Vậy làm sao con người có thể ngăn được thảm họa virus tấn công. Giết sạch virus trên trái đất là không thể, tạo ra vaccine và thuốc kháng virus thì hiên tại các nhà khoa học không theo kịp sự tiến hóa của virus. Mặt khác thời gian để có được một vaccine hữu hiệu cần phải mất một năm. Trong khoảng thời gian đó đủ để dịch bệnh phát tán và gây dịch trên toàn cầu. Như vậy còn một cách duy nhất đó là con người tìm cách sống chung với virus. Phát huy những lợi ích của virus để phục vụ đời sống con người, đồng thời ngăn chặn những tác hại của nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta trước khi tạo ra vaccine phòng bệnh hay thuốc diệt virus.

Covid-19 gây lên nỗi kinh hoàng tột độ không chỉ vì sự toàn cầu hóa của nền kinh tế bị sụp đổ, văn hóa giao tiếp có từ bao đời nay được cho là văn minh của các nước Âu, Mỹ phải thay đổi, sự bất lực của các nước giàu với nền y học hiện đại trước sự tàn phá của virus. Mà là nỗi ám ảnh khủng khiếp từ những xác chết chất đầy trên những chiếc xe đông lạnh bên đường và những bệnh viện dã chiến, những hố chôn tập thể mọc lên khắp mọi nơi trên thế giới. Đã đến lúc chúng ta có cái nhìn khác hơn về tiến hóa của tự nhiên để tìm cách phòng ngừa và ngăn chặn những thảm họa từ thiên nhiên hay sự bùng phát một dịch bệnh nào đó đến từ những sinh vật vô hình mà con người không kiểm soát được.

Hãy bắt đầu bằng việc dừng tàn phá thiên nhiên, trả lại những cánh rừng nguyên sinh cho muôn thú sinh sôi theo cách tự nhiên của tạo hóa. Trả lại những con sông dòng suối nơi bắt nguồn của sự sống, cho những cánh đồng đầy ắp phù sa và tôm cá. Trả lại bầu trời trong xanh nơi mà chúng ta hít thở mổi ngày… Hãy bắt đầu những dự án làm cho thế giới an toàn hơn, con người hạnh phúc hơn. Hãy quên đi những toan tính riêng lẻ cho mỗi quốc gia vì thảm họa, dịch bệnh không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt nước lớn hay nhỏ.

Hãy nhớ rằng con người thật nhỏ bé trước cơn giận dữ của tự nhiên và dịch bệnh.

CEO Võ Văn Thu

 


PR_Marketing