ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

Tầm soát bệnh tiểu đường và điều trị các biến chứng

Thứ tư, 03/06/2020, 09:35 GMT+7

Tầm soát tiểu đường và tầm soát biến chứng tiểu đường khi đã mắc bệnh rất cần thiết trong việc hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới có thể tăng 54% từ đây đến năm 2030. Tiểu đường là bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng sức khỏe và vẻ ngoài của người bệnh như giảm thị lực, thường xuyên mệt mỏi, da bị lở loét,... Chủ động tầm soát tiểu đường và tầm soát biến chứng tiểu đường (nếu mắc bệnh) rất cần thiết để thay đổi lối sống khoa học cũng như kiểm soát tốt hơn các biến chứng của bệnh.

IMG_0630

Tiểu đường là bệnh xuất phát do nội tiết tố insulin gặp vấn đề. Theo đó, insulin là một loại hormon được sản sinh ra bởi tuyến tụy, có chức năng dự trữ và chuyển hóa đường (glucose) và chất béo từ các thực phẩm bạn ăn thành nguồn năng lượng giúp trí não tỉnh táo và cơ bắp phát triển.

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sống bình thường và hạn chế tối đa ảnh hưởng của các biến chứng nếu kiểm soát tốt ngay từ giai đoạn đầu. Tuy vậy, tiểu đường là bệnh có diễn biến âm thầm. Vì thế tầm soát tiểu đường là cách hữu hiệu để phát hiện bệnh ngay từ các dấu hiệu đầu tiên.

Để điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi bệnh nhân phải có sự nghiêm túc thực hiện cũng như kiễn nhẫn. Đặc biệt, khi càng nhiều biến chứng xuất hiện, thời gian điều trị càng kéo dài và chi phí càng cao. Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, mọi người nên chủ động thực hiện tầm soát tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

IMG_0658

Do bệnh tiểu đường có diễn biến âm thầm có thể nhanh chóng phá hủy các cơ quan nội tạng nếu không được kiểm soát tốt. Vì thế những người đang mắc bệnh cần tầm soát biến chứng tiểu đường định kỳ để tránh nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.

Dựa theo kết quả lượng glucose trong máu, các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt phù hợp. Ví dụ, nếu bạn bị thừa cân và đang có nguy cơ mắc tiểu đường cao, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý về các thực phẩm nên ăn hoặc không nên ăn. Không chỉ kiểm soát tốt lượng glucose trong máu, các tư vấn của bác sĩ còn giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn cũng như hạn chế những bệnh có mối liên hệ chung như béo phì, tăng huyết áp, dư cholesterol...

Lắng nghe chia sẻ của Tiến sĩ. Bác sĩ Tô Viết Thuấn - Trưởng khoa Nội bệnh viện:


PR_Marketing