Thứ ba, 26/05/2020, 08:30 GMT+7
Nội soi không đau là phương pháp sử dụng tiêm một loại thuốc an thần nhẹ, trong lúc nội soi sẽ không có cảm giác đau, không nôn ói và không có cảm giác khó chịu. Sau nội soi khoảng 3-5 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại và cần nằm lại theo dõi từ 10-30 phút, sau đó sẽ gặp bác sĩ xem kết quả và tư vấn bệnh.
Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6-8h trước khi đi nội soi. BS sẽ đưa 1 ống soi qua miệng vào thực quản vào dạ dày và tá tràng. Qua đó, giúp phát hiện các bệnh lý dạ dày tá tràng và xét nghiệm vi khuẩn H.pylori trong dạ dày, nếu cần BS sẽ sinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán bệnh.
Trường hợp nào cần nội soi dạ dày:
Bệnh nhân có những biểu hiện sau đây nên đi nội soi dạ dày để phát hiện sớm bệnh lý dạ dày - tá tràng: Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ói, nuốt nghẹn, nuốt khó, các rối loạn tiêu hóa khác như: ợ hơi, ợ nóng, ăn chậm tiêu, nóng rát sau xương ức, thiếu máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn ra máu, tiêu phân đen....
Phương pháp này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được hầu hết các tổn thương và bệnh lý trên ống tiêu hóa như: Viêm, loét, tổn thương mạch máu, nặng hơn là bệnh lý ung thư...Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân có thể được tiến hành sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Ngoài ra, có thể thực hiện các thủ thuật can thiệp như: lấy dị vật, cắt Polyp, cầm máu ổ loét, tiêm xơ, nong hẹp, thắt tĩnh mạch thực quản...thuận lợi và an toàn hơn. Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán ung thư tiêu hóa sớm và hiệu quả.
Hiện nay, kỹ thuật nội soi tiêu hóa bao gồm 2 phương pháp cơ bản sau:
Nội soi tiêu hóa thường: Bệnh nhân thường sẽ không được gây mê hoặc chỉ gây mê tại chỗ nên có thể sẽ cảm thấy đau, buồn nôn và khó chịu.
Nội soi tiêu hóa không đau: Bệnh nhân được nội soi khi đã ngủ an thần. Với phương pháp này, bệnh nhân không bị khó chịu sau khi nội soi.