Thứ sáu, 29/10/2021, 14:28 GMT+7
Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp, có tỉ lệ mắc bệnh cao. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị suy tim nhưng dự hậu của suy tim vẫn còn. Người bệnh suy tim thường xuyên phải nhập viện vì những đợt suy tim cấp. Tỷ lệ tử vong sau 5 năm do suy tim gần 50%, thậm chí còn cao hơn tử vong do một số bệnh ung thư phổ biến.
Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh. Các nguyên nhân thường gặp nhất là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim giãn, nghiện rượu, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, tiểu đường, cường giáp, bệnh tự miễn, bệnh tim chu sản (suy tim xảy ra cho người mẹ trước và sau thời gian sinh con vài tuần), bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, sử dụng thuốc để điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác, …
Một số biểu hiện bệnh suy tim sớm nhất:
- Khó thở khi vận động gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi, khi bị stress thể chất hoặc tinh thần.
- Cơn khó thở kịch phát về đêm, kèm theo ho khan.
- Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức.
- Đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải).
- Phù hai bàn chân, cẳng chân, báng bụng.
- Nhịp tim nhanh bất thường.
- Khả năng hồi phục sau khi gắng sức rất chậm.
Với mong muốn mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân suy tim, BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng áp dụng chương trình quản lý suy tim.
Chương trình quản lý suy tim đem đến một giải pháp giúp bệnh nhân suy tim có thể được điều trị và quản lý toàn diện, tiếp cận những thông tin, phương pháp điều trị mới nhất để cải thiện kết quả điều trị, đáp ứng nhu cầu của người bệnh tốt hơn.
Mục tiêu của chương trình quản lý suy tim cụ thể nhằm giúp bệnh nhân:
- Cải thiện triệu chứng
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Giảm tình trạng nhập viện nhiều lần
- Giảm tỷ lệ tử vong
- Giảm chi phí điều trị
- Mang lại chế độ chăm sóc toàn diện, tối ưu cho người bệnh
Hiện nay, tại Đà Nẵng, BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên đi đầu áp dụng mô hình quản lý người bệnh suy tim hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.