Thứ hai, 09/07/2018, 00:17 GMT+7
Sán chó thường bị nhầm lẫn với bệnh giun đũa chó, căn bệnh này đang gia tăng ở trẻ em và gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Bệnh sán chó là gì? Dấu hiệu bị sán chó và tác hại của bệnh sán chó có nguy hiểm không sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải thích cụ thể cho bạn nhé!
Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó có tên khoa học là Echinococcus granulosus. Đây là loại sán mà chó mắc phải. Sau một thời gian ký sinh, trứng sán phát triển và được phóng ra môi trường bên ngoài khi chó phóng uế.
Ngoài ra, trứng sán còn đọng lại ở hậu môn chó. Nếu chó liếm hậu môn rồi liếm lên vật dụng con người sử dụng hay trực tiếp lên con người thì trứng sán sẽ thông qua đó đi vào bên trong cơ thể.
Như vậy, khi con người vuốt ve chó hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng có dính trứng sán từ chó sẽ có nguy cơ nhiễm sán chó.
Các trứng sán này sẽ phát triển thành các nang sán sau 5 tháng. Mỗi nang sán sẽ có 2 triệu đầu sán chó. Khi nang này vỡ, các con sán non sẽ đi khắm cơ thể, len vào các cơ quan như não, phổi, gan…
Dấu hiệu bị sán chó dễ nhận biết nhất
Thực tế rất khó để nhận biết các dấu hiệu bị sán chó. Bạn phải cực kỳ để ý những biểu hiện của cơ thể sau khi tiếp xúc với các môi trường dễ lây nhiễm sán chó như: đau bụng, mệt mỏi bất thường, ngứa, ho, giảm cân, ho, ăn không ngon…
Bạn cũng lưu ý, sán chó di chuyển đến cơ quan nào của cơ thể sẽ có tác động tiêu cực đến cơ quan đó. Ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Người có sán chó ký sinh sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm
Khi đã có sán chó ký sinh trong cơ thể, các nang sán này sẽ liên tục chèn ép các cơ quan và gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Nang sán vỡ, cơ thể con người sẽ bị nhiễm độc, choáng váng, bị dị ứng. Sau giai đoạn này, đầu sán sẽ tràn ra ngoài sẽ phát triển thành nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát sau thời gian từ 2 - 5 năm sẽ vỡ và dẫn đến tử vong.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sán chó?
Bệnh sán chó hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn cẩn thận trong ăn uống và tiếp xúc với chó. Nếu gia đình bạn nuôi chó và thường xuyên gần gũi chúng, hãy đảm bảo đưa chó đi khám định kỳ để phòng ngừa chó bị nhiễm sán.
Trong ăn uống, cần phải cẩn thận, ăn chín uống sôi và giữ vệ sinh các vật dụng, tránh để chó tiếp xúc.
Cần đi khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh sán chó, điều trị ngay từ đầu trước khi căn bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bạn đang lo ngại về bệnh sán chó đối với bản thân và gia đình, liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí và điều trị.
- Hotline: 02363 789 555
- Fanpage: Facebook.com/bvdakhoatamtridn
- Website: www.bvtamtridanang.com.vn