ĐT KSK Đoàn 02363 662 998 - 02363 679 555
Hotline 02363 615 115
banner

Nguyên nhân gây chấn thương khuỷu tay và cách giảm đau hiệu quả

Thứ tư, 01/07/2020, 16:31 GMT+7

Nguyên nhân của chấn thương:

dkt

Chấn thương thường xảy ra trong các tình huống sau:

Ngã.

Luyện tập thể thao như bóng đá, bóng rổ, đi xe đạp, trượt tuyết, trượt ván.

Chấn thương khi làm việc.

Trẻ em có nhiều khả năng bị thương khuỷu tay do ngã trong quá trình chơi thể thao. Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị gãy khuỷu tay vì họ có tình trạng lãng xương. Họ cũng có nhiều khả năng bị té ngã vì khả năng giữ thăng bằng kém và tầm nhìn hạn chế.

Chấn thương cấp tính

dkt1

Chấn thương có thể do té ngã, hoặc do bạn thực hiện các động tác uốn cong, xoắn vặn khuỷu tay của bạn một cách bất thường. Chấn thương khuỷu tay cấp tính có thể gây ra cơn đau dữ dội, sưng và bầm tím ngay sau khi bạn bị thương. Một số chấn thương cấp tính thông thường bao gồm:

Tổn thương dây chằng, gân ở khuỷu tay;

Bong gân: dây chằng bị rách và kéo dãn;

Căng cơ: các cơ ở khuỷu tay bị căng quá mức;

Rách cơ ở khuỷu tay;

Gãy xương: xương ở khuỷu tay bị gãy;

Trật khớp: tình trạng vị trí nối các xương không ở tư thế bình thường.

Chấn thương mãn tính

Khuỷu tay của bạn có thể bị ảnh hưởng khi bạn sử dụng và tạo áp lực lên nó quá nhiều. Chấn thương khủy tay mãn tính có thể xảy ra sau một thời gian dài bạn lạm dụng hoặc lặp đi lặp lại một số hoạt động liên quan đến khuỷu tay. Chấn thương mãn tính thường gặp bao gồm:

Viêm gân: Còn gọi là bệnh khuỷu tay của những người đánh golf. Đây là tình trạng các dây chằng neo giữ khớp khuỷu tay bị viêm. Triệu chứng thường là đau ở khuỷu tay. Đau có thể tồi tệ hơn khi bạn vận động khuỷu tay bị thương. Ngoài ra có thể kèm một số triệu chứng như cứng và yếu khuỷu tay;

Viêm bao hoạt dịch: Tình trạng này xuất hiện ở những khớp thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn bị viêm bao hoạt dịch, bạn có thể cảm thấy đau ở khuỷu tay khi di chuyển khuỷu tay hoặc bấm vào nó. Khuỷu tay có thể trở nên cứng, sưng và đỏ;

Dây thần kinh bị chèn ép: các dây thần kinh gần khớp khuỷu tay có thể bị chèn ép do chuyển động lặp đi lặp lại.

Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

dkt2

Đối với tình trạng này, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các loại thuốc không cần kê toa, nhưng nếu bạn xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ:

Cơn đau dữ dội khiến bạn không chịu được;

Khuỷu tay của bạn bị biến dạng;

Bạn thấy vết thương hở ở khuỷu tay;

Bạn cảm thấy tê, yếu, ngứa ran ở khuỷu tay;

Những triệu chứng lạ ở da: da lạnh, trắng bệch, hoặc chuyển màu xanh;

Bạn không thể di chuyển khuỷu tay hoặc cánh tay bị đau;

Bạn không thể làm các hoạt động dùng sức nhiều ở vùng khuỷu tay;

Tình trạng sưng và đau khuỷu tay không cải thiện;

Có nhiễm trùng ở khu vực khuỷu tay, các triệu chứng nghi ngờ bao gồm: sốt, ớn lạnh, vùng da xung quanh đỏ, nóng, sờ thấy đau.

Phương pháp điều trị chấn thương khuỷu tay

Các phương pháp điều trị đau khuỷu tay có sẵn như mang nẹp, vật lý trị liệu, thuốc, hoặc phẫu thuật. Việc chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào:

Vị trí đau;

Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau;

Khả năng hoạt động của khuỷu tay;

Các bệnh mãn tính khác bạn đang mắc phải;

Tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, việc làm và thể thao của bạn.


Kim Tuyến
TAG: