Thứ ba, 28/11/2023, 15:50 GMT+7
Viêm V.A (sùi vòm mũi họng) là tình trạng V.A bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra viêm nhiễm, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, dễ mắc phải các bệnh lý về hô hấp.
Đây là một trong những căn bệnh đe dọa đường hô hấp phổ biến nhất và có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất ở trẻ em.
Do V.A phát triển ở giai đoạn dưới 6 tuổi nên bệnh viêm V.A thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo với tỷ lệ khoảng 20-30% các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên. Viêm V.A cũng dễ xảy ra ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt như mùa lạnh, không khí ẩm, mưa phùn là điều kiện lý tưởng để các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Đối tượng trẻ mắc bệnh thường ở độ tuổi từ 1 – 4 tuổi, ít gặp hơn ở trẻ trên độ tuổi này. Trẻ bị viêm V.A cấp tính thường có các dấu hiệu như sau:
Bình thường, V.A là nơi cản trở vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, song V.A cũng dễ bị vi khuẩn tấn công, trở thành ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp nếu miễn dịch giảm. Lý giải về vấn đề vì sao trẻ thường xuyên bị viêm V.A.
Nguyên nhân thứ nhất: V.A nằm ở cửa mũi sau, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ. Nếu chỉ thực hiện thăm khám và tầm soát thông thường (chỉ khám vùng mũi và họng bằng đèn khám thông thường) thì V.A rất dễ bị bỏ sót.
Nguyên nhân thứ 2: V.A là 1 trong 5 thành phần cấu trúc lympho họng, có nhiệm vụ bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại gồm các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập qua đường thở. Điều này có nghĩa, V.A phải “đối mặt” 24/24 với những mầm bệnh. Do đó, chỉ cần sức đề kháng của trẻ suy yếu hoặc V.A phải “làm việc” quá tải thì tình trạng viêm dễ dàng xảy ra. Khi bạch cầu không đủ sức chống chọi, vi khuẩn sẽ xâm chiếm V.A và cư trú tại đây gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra nhiều lần sẽ dẫn đến viêm V.A mạn tính.
Nguyên nhân thứ 3: Việc sử dụng thuốc kháng sinh không tuân theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc trẻ mắc V.A uống thuốc mà không khỏi khiến bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại. Bên cạnh đó, thói quen áp dụng các mẹo chữa V.A không có căn cứ khoa học từ các nguồn hướng dẫn không được kiểm chứng khiến cho tình trạng bệnh viêm V.A ở trẻ nặng hơn cũng như nhiều hệ lụy không thể lường trước.
Nguyên nhân thứ 4: V.A có khả năng “đặc biệt” là tạo ra các chất màng bao bọc tổ chức của nó. Bình thường, V.A có thể làm rất tốt việc bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc bệnh, chính khả năng tạo ra các chất màng lại ngăn chặn tác dụng của thuốc. Do đó, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị không hiệu quả.
V.A không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh thường xuyên tái phát, có thể gây ra tình trạng mạn tính khiến trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần. Một trong số các biến chứng phổ biến do viêm V.A lâu ngày trẻ có thể gặp phải bao gồm:
Biến chứng ở tai: Thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ, viêm xương chũm cấp do dịch viêm ở mũi lan vào tai thông qua lỗ vòi tai. Các bệnh về tai do biến chứng của viêm V.A như viêm tai giữa thanh dịch thường tiến triển âm thầm, có thể không gây đau đớn nhưng lại làm giảm thính lực, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ.
Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tấy tổ chức hốc mắt; Viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi; Nếu viêm xoang mũi kết hợp với viêm amidan quá phát còn gây biến chứng ngủ ngáy và các cơn ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Nội soi đường mũi là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán viêm V.A hiện nay. Bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng viêm thông qua các hình ảnh từ nội soi như sau:
Để lựa chọn phương pháp điều trị viêm V.A, các bác sĩ thường dựa vào các giai đoạn cũng như tính chất của bệnh sau khi chẩn đoán. Chẩn đoán viêm V.A bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là phương pháp tốt nhất hiện nay để phát hiện V.A cũng như đánh giá được kích thước của V.A theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của V.A.
Trẻ cần được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Việc cho trẻ sử dụng thuốc cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy vào mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định nạo V.A cho trẻ. Trẻ sẽ được chỉ định nạo V.A trong các trường hợp sau:
Nhiều phụ huynh cho rằng sau khi nạo V.A, sức đề kháng của trẻ sẽ kém đi do phá bỏ mất một phần hàng rào miễn dịch. Thực chất khi đã bị viêm mãn tính ở mức độ nặng, V.A sẽ mất đi chức năng vốn có và trở thành “ngôi nhà” của vi khuẩn. Trong những trường hợp này, việc tiến hành nạo V.A là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi ổ vi khuẩn.
Tuy nhiên, để tránh lạm dụng phẫu thuật, chỉ định nạo V.A cần được thực hiện đúng quy trình dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi do các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thực hiện. Hiện nay, đã có các phương pháp phẫu thuật hiện đại, có thể áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi và hầu như không gây biến chứng.
Nạo V.A được thực hiện tại phòng mổ dưới gây mê toàn thân. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn không đau trong quá trình phẫu thuật. V.A được cắt bỏ dưới kiểm soát của nội soi bằng các dụng cụ chuyên dụng hiện đại.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy. Với đội ngũ bác sỹ Tai Mũi Họng làm việc nhiều năm trong lĩnh vực Tai Mũi Họng nói chung cũng như Tai Mũi Họng nhi nói riêng, các bác sỹ phẫu thuật trên 10 năm kinh nghiệm, sẽ điều trị bệnh viêm V.A rất an toàn và hiệu quả.