ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

Thắc mắc thường gặp về Covid-19

Thứ ba, 14/04/2020, 09:50 GMT+7

Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng các tài liệu để tiếp tục giải đáp thắc mắc về phòng, chống dịch COVID-19.

Hơn ba triệu người nhiễm nCoV toàn cầu

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 3.035.177 ca nhiễm và 210.551 ca tử vong do nCoV được ghi nhận tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 69.814 và 4.286 ca so với hôm qua. 891.804 người đã hồi phục sau khi ghi nhận thêm 28.340 trường hợp trong 24 giờ qua.      

Vùng dịch lớn nhất thế giới Mỹ ghi nhận 985.374 ca nhiễm, trong đó 55.952 người đã tử vong, tăng lần lượt 21.995 và 1.142 ca. Cho đến nay, Mỹ đã thực hiện gần 5,6 triệu xét nghiệm, cao nhất thế giới, song giới chuyên gia cho rằng con số này vẫn chưa đủ.

Tây Ban Nha báo cáo số người chết do nCoV tăng lên 23.521 sau khi ghi nhận thêm 331 trường hợp. Số ca tử vong tăng trở lại chỉ một ngày sau khi giới chức nước này ghi nhận mức thấp nhất trong 5 tuần qua. Ca nhiễm tăng thêm 1.831 trường hợp lên 209.465, trong khi hơn 100.000 người đã hồi phục.   

Đông Nam Á ghi nhận 40.766 ca nhiễm nCoV, trong đó 1.445 người đã chết. Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 14.423 ca nhiễm và 12 ca tử vong. Indonesia xếp thứ hai với 9.096 ca nhiễm và 765 ca tử vong, trong khi Philippines là vùng dịch thứ ba.

Đông Timor và Lào tiếp tục là hai nước trong khu vực chịu ít ảnh hưởng nhất từ Covid-19, với lần lượt 23 và 19 ca nhiễm nCoV. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Tính đến 6h sáng 28/4, Bộ Y tế không ghi nhận ca dương tính nCoV, đánh dấu bốn ngày không thêm ca nhiễm mới và 12 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm 270, trong đó 222 người khỏi bệnh. Hôm qua, ba người tái dương tính sau khi khỏi bệnh, đưa số bệnh nhân đang điều trị lên 48.

Các bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế, hầu hết sức khỏe ổn định. Trong đó 8 ca xét nghiệm âm tính lần một, 6 ca âm tính lần hai. Hơn 45.000 người đang được cách ly, theo dõi sức khỏe. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 323. Cách ly tập trung tại cơ sở khác là hơn 8.400. Số còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Chúng ta biết gì về virus gây dịch Covid-19

Virus gây dịch Covid-19 (nCoV) là một cá thể của "gia đình" virus corona xuất hiện từ động vật rồi lây sang người vào cuối năm ngoái. Đa số những người bị nhiễm ban đầu làm việc hoặc thường xuyên mua sắm tại chợ hải sản Huanan ở trung tâm thành phố Vũ Hán - Trung Quốc.

thumbnailbantincorona124_iqpr

Chình vì đặc tính bất thường có thể "nhảy" từ loài này sang loài khác, nCOV dường như truyền bệnh mạnh mẽ hơn ở người. Ước tính, nếu không có biện pháp ngăn chặn triệt để, một người bình thường nhiễm Covid-19 có thể truyền sang hai người khác. Virus này gây tỷ lệ tử vong cao hơn các bệnh thông thường như cúm mùa. Sự kết hợp giữa khả năng lây lan và gây bệnh nghiêm trọng của nCoV đã khiến nhiều quốc gia lên kế hoạch cho các biện pháp y tế cộng đồng rộng rãi nhằm mục đích ngăn chặn và hạn chế tác động của dịch.

Covid-19, Corona, NCoV, SARS-CoV-2 là gì

Covid-19 là tên do Tổ chức Y tế thế giới đặt cho dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra, trong đó "co" là viết tắt của corona, "vi" là virus và "d" là dịch bệnh (disease). Corona, NCoV, SARS-CoV-2 là chủng virus, trong đó corona là họ chung. 

NCoV là chủng mới của virus corona, tuy nhiên, khi giải trình tự gene thấy nCoV có nhiều điểm chung với virus gây dịch viêm phổi SARS (SARS-CoV) nên các nhà khoa học sau đó đặt lại tên nCoV là SAR...

Nếu nhiễm virus corona, cơ thể sẽ ra sao

Một nghiên cứu lớn ở Trung Quốc cho thấy khoảng 80% trường hợp được xác nhận có triệu chứng khá nhẹ (được xác định là không có nhiễm trùng đáng kể trong phổi). Khoảng 15% có các triệu chứng nghiêm trọng gây khó thở, oxy máu thấp hoặc các vấn đề về phổi khác và ít hơn 5% trường hợp nguy kịch, có suy hô hấp, sốc nhiễm trùng hoặc nhiều vấn đề về nội tạng.

ncov-nguon-goc-phong-dieu-tri

Tuy nhiên, số lượng lớn các trường hợp nhẹ, bệnh đang âm thầm phát triển, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian khi việc sàng lọc rộng diễn ra. Người già và những người có vấn đề về hô hấp, bệnh tim hoặc tiểu đường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Người có triệu chứng ho dai dẳng, thân nhiệt cao phải lập tức đến cơ quan y tế để xét nghiệm nCoV để có biện pháp chữa trị kịp thời, không đi lại và tiếp xúc với người khác. Hộ gia đình nơi người có triệu chứng trên sinh sống nên ở nhà trong 14 ngày, đồng thời tránh xa người khác. 

Phân biệt hai kỹ thuật xét nghiệm nCoV

Khi chưa có thuốc hay vaccine, xét nghiệm là phương tiện hàng đầu để chống Covid-19.

Có hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm chủ yếu để phát hiện SARS-CoV-2 (nCoV) gồm phát hiện virus thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của virus, và phát hiện đáp ứng miễn dịch với virus.

Phát hiện ARN bằng kỹ thuật khuếch đại gen có giá trị thông tin cho cá nhân biết tình trạng nhiễm để khi đi khám, phòng lây nhiễm, giúp chẩn đoán, điều trị, quản lý và các biện pháp phòng lây nhiễm.

Phát hiện kháng thể đặc hiệu với nCoV có giá trị thông tin về cá nhân nhiễm vi rút, người từng nhiễm, phát hiện kháng thể và giám sát dịch tễ.

Cả 2 nhóm đều có lợi cho cá nhân, cơ sở y tế và cộng đồng. Tuy nhiên phát hiện kháng thể đặc hiệu chỉ có lợi khi sử dụng trên nhóm người đã bị nhiễm hoặc có miễn dịch bảo vệ.

Phân loại người nhiễm, nghi nhiễm nCoV

Bản hướng dẫn của Đại học Y tế Công cộng sẽ giúp bạn biết mình là F mấy trong thời gian dịch bệnh, tránh hoang mang.

88325826-1283980505133851-6903801070917517312-o-1584017682

87045785-1283947248470510-5183748097154482176-o-1584017689

88303455-1283947431803825-5756232710469189632-o-1584017695

FB-IMG-1584016436060-1584017706

Có mấy hình thức cách ly?

Việt Nam có 4 vòng cách ly.

- Người nhiễm nCoV (F0) sẽ phải điều trị và cách ly tại bệnh viện.

- Người tiếp xúc với người nhiễm nCoV (F1) sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế.

- Người tiếp xúc với người nghi nhiễm (F2) và người từ vùng dịch về hoặc nhập cảnh Việt Nam (từ 21/3) phải cách ly tập trung bắt buộc.

- Người tiếp xúc với F2 có thể cách ly tại nhà.

Hiểu đúng về yêu cầu cách ly xã hội

02.4.2020_GT_CLXH

Hiểu đúng cách về đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang ngoài việc giúp che nắng, che bụi, giảm được mùi khói xe… còn có 2 mục đích quan trọng là ngăn chặn mầm bệnh từ người bệnh không phát tán ra bên ngoài và nhằm bảo vệ chính bản thân người mang khẩu trang tránh phải một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.

IMG_1607

Thông thường, các loại bệnh lây qua đường hô hấp bao gồm bệnh lây qua đường không khí và qua đường giọt bắn.

Việc đeo khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa những bệnh lây qua đường không khí như bệnh lao. Các giọt không khí cũng xuất phát từ đường hô hấp, nhỏ dưới 5 micromet, nhẹ, có thể lơ lửng trong không khí và dễ phát tán trong vòng vài chục mét. Với bệnh lao, mặc dù mật độ vi trùng lao bị pha loãng ra trong không khí nhưng vẫn khả năng lây lan cao, một số người có sức đề kháng yếu hoặc bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm vi trùng gây bệnh.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại khẩu trang với nhiều chất liệu khác nhau, loại chỉ dùng một lần như khẩu trang giấy, khẩu trang y tế hoặc loại có thể tái sử dụng nhiều lần như khẩu trang vải, khẩu trang chứa than hoạt tính... Khẩu trang vải thông thường đa phần chỉ có chức năng che nắng, che bụi hơn là chức năng phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế tuy mỏng nhưng có vai trò quan trọng trong việc chống vi khuẩn phòng bệnh vì đã được tiệt trùng trước khi đưa ra thị trường.

1_1

Tiêu chuẩn bệnh nhân Covid-19 xuất viện

Tại Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25-3-2020 của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) gây ra, trong đó hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn để xác định một người nhiễm Covid-19 được xuất viện như sau: Hết sốt ít nhất 3 ngày. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện. Có ít nhất hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm dịch đường hô hấp (dịch tỵ hầu và họng), lấy mẫu cách nhau ≥ 24 giờ, xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Một người nhiễm Covid-19 được xuất viện không chỉ căn cứ vào kết quả xét nghiệm mà còn phải căn cứ vào các dấu hiệu khác để bảo đảm người bệnh khi xuất viện có được thể trạng tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh sau khi được xuất viện thì vẫn phải tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày để theo dõi sức khỏe, cụ thể: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh ra viện cần thông báo cho trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và chính quyền địa phương để tiếp tục cho người bệnh cách ly tại nhà 14 ngày sau khi ra viện. 

IMG_1105_1

Khám và điều trị mùa dịch tại bệnh viện

Khai báo y tế trung thực và đo thân nhiệt theo hướng dẫn của nhân viên y tế của bệnh viện.  Những trường hợp nghi nhiễm COVID-19 có triệu chứng và yếu tố dịch tễ rõ ràng sẽ được chuyển tới phòng khám cách ly với bác sĩ trang bị đầy đủ đồ bảo hộ Y tế; được cách ly tạm thời và nhanh chóng chuyển đến cơ sở điều trị COVID-19 theo quy định của Sở Y tế và Bộ Y tế. 

Sát khuẩn tay nhanh khi vào khu vực thăm khám và sau khi hoàn tất quy trình thăm khám. Tuân thủ khoảng cách an toàn trên 2m đối với người bệnh đến khám và nhân viên y tế, đặc biệt tại các khu vực Khám bệnh cấp cứu, Khu vực Bếp ăn…

Đối với người nhà chăm sóc bệnh nhân

Thực hiện đo thân nhiệt mỗi ngày theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Đeo khẩu trang trong quá trình chăm sóc người bệnh và khi di chuyển tại các khoa, phòng trong bệnh viện.

Rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn khuẩn tay nhanh.

Hạn chế đi ra ngoài khu vực bệnh viện trong thời gian chăm sóc người bệnh.

Những biện pháp quyết liệt để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh, nhân viên y tế

Thời gian qua, cùng sự nỗ lực của Chính quyền địa phương, Sở y tế, Bệnh viện Bãi Cháy luôn nỗ lực mang đến môi trường khám chữa bệnh an toàn cho người bệnh trong mùa dịch COVID-19.

2

Nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình thăm khám, bệnh viện đã siết chặt quy trình tiếp đón, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đến khám…

Công tác tiêu trùng, khử độc tại cơ sở y tế nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân khi đến thăm khám được thực hiện nghiêm túc bằng hóa chất khử trùng Cloramin theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sát trùng bề mặt, nền nhà, vật dụng y tế, buồng bệnh điều trị bệnh nhân tại các Khoa phòng và môi trường xung quanh khu vực phòng khám, nhà tiêu, cống rãnh…Cùng với đó, việc khử khuẩn, làm sạch bề mặt hằng ngày bằng chất sát khuẩn thông thường được duy trì thực hiện hằng ngày tại các Khoa, phòng toàn bệnh viện.

Bao nhiêu nước mắc Covid-19

Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thống kê của Đại học Johns Hopkins cho thấy thế giới ghi nhận 1.920.618 ca nhiễm và 119.483 ca tử vong do nCoV tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số người bình phục tăng thêm 22.289, lên 443.786 người. Johns Hopkins ban đầu công bố số ca nhiễm toàn cầu hơn hai triệu nhưng sau đó điều chỉnh số liệu thành hơn 1,9 triệu. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 581.679 ca nhiễm và 23.618 ca tử vong, tăng lần lượt 27.453 và 1.509 ca.

Các nước Đông Nam Á ghi nhận 20.001 ca nhiễm nCoV, tăng 769 ca trong một ngày, trong đó 844 người đã tử vong. Philippines thay Malaysia trở thành vùng dịch lớn nhất khu vực với 4.932 ca nhiễm và 315 ca tử vong. Malaysia ghi nhận 4.817 ca nhiễm và 77 ca tử vong.

bo_y_te_144

Indonesia xếp thứ ba với 4.557 ca nhiễm và 399 ca tử vong, là quốc gia có tỷ lệ tử vong do nCoV cao thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Singapore xếp thứ tư với 2.918 ca nhiễm và 9 ca tử vong. Giới chức y tế Thái Lan cho biết thêm 28 ca nhiễm, nâng tổng số lên 2.579, trong đó 40 người chết, tăng hai người so với hôm trước. Phần lớn các ca nhiễm mới được ghi nhận tại thủ đô Bangkok, trong đó có ba người từng đến Indonesia để tham gia buổi tụ họp tôn giáo hồi tháng 3.

Tính đến ngày 14/4, Việt Nam ghi nhận tổng số người nhiễm virus là 265 ca. Trong đó, 160 người từ nước ngoài (60,4%), 105 người lây nhiễm trong cộng đồng (39,6%). Trong số các bệnh nhân, 9 ca đã có kết quả xét nghiệm một lần âm tính, 23 ca 2 lần âm tính với SARS-CoV-2. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 75.291. Cách ly tập trung tại bệnh viện là 713 người. Cách ly tập trung tại cơ sở khác là 15.564 người. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 59.014.

12 tỉnh tiếp tục cách ly xã hội 

Cac-tinh-thanh-nguy-co-lay-lan-Web-1587012411

so_sanh_dich

... tiếp tục cập nhật....


PR_Marketing
TAG: