Permanent Doctor 02363 662 998 - 02363 679 555
Emergency Hotline 02363 615 115
banner

Thắc mắc thường gặp về Covid-19

Tuesday, 14/04/2020, 09:50 GMT+7

Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng các tài liệu để tiếp tục giải đáp thắc mắc về phòng, chống dịch COVID-19.

Chúng ta biết gì về virus gây dịch Covid-19

Virus gây dịch Covid-19 (nCoV) là một cá thể của "gia đình" virus corona xuất hiện từ động vật rồi lây sang người vào cuối năm ngoái. Đa số những người bị nhiễm ban đầu làm việc hoặc thường xuyên mua sắm tại chợ hải sản Huanan ở trung tâm thành phố Vũ Hán - Trung Quốc.

Chình vì đặc tính bất thường có thể "nhảy" từ loài này sang loài khác, nCOV dường như truyền bệnh mạnh mẽ hơn ở người. Ước tính, nếu không có biện pháp ngăn chặn triệt để, một người bình thường nhiễm Covid-19 có thể truyền sang hai người khác. Virus này gây tỷ lệ tử vong cao hơn các bệnh thông thường như cúm mùa. Sự kết hợp giữa khả năng lây lan và gây bệnh nghiêm trọng của nCoV đã khiến nhiều quốc gia lên kế hoạch cho các biện pháp y tế cộng đồng rộng rãi nhằm mục đích ngăn chặn và hạn chế tác động của dịch.

Covid-19, Corona, NCoV, SARS-CoV-2 là gì

Covid-19 là tên do Tổ chức Y tế thế giới đặt cho dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra, trong đó "co" là viết tắt của corona, "vi" là virus và "d" là dịch bệnh (disease). Corona, NCoV, SARS-CoV-2 là chủng virus, trong đó corona là họ chung. 

NCoV là chủng mới của virus corona, tuy nhiên, khi giải trình tự gene thấy nCoV có nhiều điểm chung với virus gây dịch viêm phổi SARS (SARS-CoV) nên các nhà khoa học sau đó đặt lại tên nCoV là SAR...

Nếu nhiễm virus corona, cơ thể sẽ ra sao

Một nghiên cứu lớn ở Trung Quốc cho thấy khoảng 80% trường hợp được xác nhận có triệu chứng khá nhẹ (được xác định là không có nhiễm trùng đáng kể trong phổi). Khoảng 15% có các triệu chứng nghiêm trọng gây khó thở, oxy máu thấp hoặc các vấn đề về phổi khác và ít hơn 5% trường hợp nguy kịch, có suy hô hấp, sốc nhiễm trùng hoặc nhiều vấn đề về nội tạng.

Tuy nhiên, số lượng lớn các trường hợp nhẹ, bệnh đang âm thầm phát triển, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian khi việc sàng lọc rộng diễn ra. Người già và những người có vấn đề về hô hấp, bệnh tim hoặc tiểu đường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Người có triệu chứng ho dai dẳng, thân nhiệt cao phải lập tức đến cơ quan y tế để xét nghiệm nCoV để có biện pháp chữa trị kịp thời, không đi lại và tiếp xúc với người khác. Hộ gia đình nơi người có triệu chứng trên sinh sống nên ở nhà trong 14 ngày, đồng thời tránh xa người khác. 

Phân biệt hai kỹ thuật xét nghiệm nCoV

Khi chưa có thuốc hay vaccine, xét nghiệm là phương tiện hàng đầu để chống Covid-19.

Có hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm chủ yếu để phát hiện SARS-CoV-2 (nCoV) gồm phát hiện virus thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của virus, và phát hiện đáp ứng miễn dịch với virus.

Phát hiện ARN bằng kỹ thuật khuếch đại gen có giá trị thông tin cho cá nhân biết tình trạng nhiễm để khi đi khám, phòng lây nhiễm, giúp chẩn đoán, điều trị, quản lý và các biện pháp phòng lây nhiễm.

Phát hiện kháng thể đặc hiệu với nCoV có giá trị thông tin về cá nhân nhiễm vi rút, người từng nhiễm, phát hiện kháng thể và giám sát dịch tễ.

Cả 2 nhóm đều có lợi cho cá nhân, cơ sở y tế và cộng đồng. Tuy nhiên phát hiện kháng thể đặc hiệu chỉ có lợi khi sử dụng trên nhóm người đã bị nhiễm hoặc có miễn dịch bảo vệ.

Phân loại người nhiễm, nghi nhiễm nCoV

Bản hướng dẫn của Đại học Y tế Công cộng sẽ giúp bạn biết mình là F mấy trong thời gian dịch bệnh, tránh hoang mang.

88325826-1283980505133851-6903801070917517312-o-1584017682

87045785-1283947248470510-5183748097154482176-o-1584017689

88303455-1283947431803825-5756232710469189632-o-1584017695

FB-IMG-1584016436060-1584017706

Có mấy hình thức cách ly?

Việt Nam có 4 vòng cách ly.

- Người nhiễm nCoV (F0) sẽ phải điều trị và cách ly tại bệnh viện.

- Người tiếp xúc với người nhiễm nCoV (F1) sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế.

- Người tiếp xúc với người nghi nhiễm (F2) và người từ vùng dịch về hoặc nhập cảnh Việt Nam (từ 21/3) phải cách ly tập trung bắt buộc.

- Người tiếp xúc với F2 có thể cách ly tại nhà.

 

 


PR_Marketing
TAG: