Thứ năm, 13/08/2020, 14:37 GMT+7
Bệnh tim bẩm sinh là một bất thường đáng kể cấu trúc của tim hoặc mạch máu lớn trong lồng ngực. Đây là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp, chiếm tỉ lệ 8-10/1000 trẻ sinh sống và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, chiếm gần 40% tử vong sơ sinh do dị tật bẩm sinh.
Có rất nhiều bệnh lý tim bẩm sinh và ở một trẻ có thể mắc một hoặc nhiều dị tật tim đi kèm. Trong đó thường gặp nhất là các bệnh lý như:
- Thông liên thất.
- Thông liên nhĩ.
- Còn ống động mạch.
- Hẹp van động mạch phổi.
- Tứ chứng Fallot.
- Những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành cũng như phân chia các buồng tim. Biến đổi gen càng sớm thì dị tật càng nặng.
- Các yếu tố môi trường:
- Tím môi hoặc đầu chi
- Khó thở, thở nhanh, thở mệt.
- Bú kém, chậm lên cân.
- Viêm phổi tái phát nhiều lần.
Tuy nhiên đây là những triệu chứng không đặc hiệu bởi nhiều trẻ có thể không có triệu chứng ngay sau sinh mà chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe và được siêu âm tim kiểm tra.
Để chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, ngoài việc khám lâm sàng thì các phương pháp như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, thông tim,… có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, với sự phát triển trong lĩnh vực y học, siêu âm tim hiện được cho là phương pháp đơn giản và an toàn nhất, có thể phát hiện sớm các bệnh tim bẩm sinh ngay từ trong thời kỳ bào thai cũng như ngay sau sinh.
Với sự tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bằng can thiệp qua da, nhiều bệnh lý tim bẩm sinh có thể sửa chữa hoàn toàn như:
- Một số dạng thông liên nhĩ.
- Thông liên thất.
- Còn ống động mạch.
Tuy nhiên, cũng có những bệnh lý tim bẩm sinh không thể can thiệp được bằng ống thông qua da mà phải trải qua một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật.
- Có một vài dạng bệnh không thể sửa chữa hoàn toàn: Bệnh tim bẩm sinh chỉ có thể sửa chữa thành 1 thất như tâm thất độc nhất, không lỗ van 3 lá...
- Cần theo dõi về sau: Tứ chứng Fallot, chuyển vị đại động mạch, kênh nhĩ thất...
- Trước hết, các sản phụ cần khám thai cũng như siêu âm tim thai ít nhất một lần trong thai kỳ của mình để tầm soát tim bẩm sinh cho trẻ. Ở tuần thai thứ 18 – 22 là thời điểm vàng để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh của thai nhi.
- Nếu đã bỏ lỡ việc siêu âm tim thai, cần siêu âm tầm soát ít nhất một lần cho trẻ ngay sau khi bé vừa chào đời hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ.
Sự chậm trễ trong việc phát hiện các bệnh tim bẩm sinh thường đưa đến kết cục xấu, một số trường hợp đã vượt quá chỉ định phẫu thuật hoặc đã gây các biến chứng nặng nề như suy tim, tăng áp phổi cố định, hội chứng Eisenmenger, thuyên tắc mạch,…
Chính vì vậy, bệnh viện cùng các Bác sỹ có chuyên môn sẽ hỗ trợ gia đình trong việc tầm soát xem em bé có mắc bệnh tim bẩm sinh hay không ngay từ khi còn trong bụng mẹ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Giúp phát hiện sớm các bất thường về tim.
- Hỗ trợ chẩn đoán điều trị trước sinh.
- Hỗ trợ gia đình lên kế hoạch trước sinh.
- Đình chỉ thai sản đối với những trường hợp nặng có khả năng tử vong trong bào thai hoặc không có khả năng sửa chữa sau sinh.
- Giúp trả lời chính xác trẻ sinh ra có bị tim bẩm sinh hay không, tật tim nặng hay nhẹ và có cần can thiệp sớm trong giai đoạn sơ sinh hay không.
- Với những can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm tai biến và biến chứng, đưa đến một trái tim bình thường hoặc gần như bình thường, cải thiện chất lượng sống cho trẻ sau này.