ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

PRP - LIỆU PHÁP CỨU TINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

Thứ ba, 11/10/2022, 15:53 GMT+7

PRP - LIỆU PHÁP CỨU TINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

PRP - LIỆU PHÁP CỨU TINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

Tiêm PRP là gì? 
Tiêm PRP là tên gọi tắt cho tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Đây là phương pháp sử dụng máu tự thân nhằm chế xuất ra một dạng huyết tương cô đặc gồm lượng lớn các tế bào tiểu cầu với đặc tính đông máu, chứa các protein thúc đẩy sự phát triển mô tế bào và tự chữa lành vết thương. Nhờ đó, giúp người bệnh điều trị giảm đau và kháng viêm trong các bệnh lý về xương khớp.


Tiêm PRP có thể điều trị các bệnh cơ xương khớp nào?
   Thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối
   Viêm khớp
   Thương tích cơ cấp tính
   Chấn thương thể thao bao gồm cơ và khớp
   Chấn thương gân mãn tính (khuỷu tay tennis, đầu gối vận động viên nhảy cầu)
   Rách gân và viêm gân
   Tổn thương dây chằng
PRP
 
Ưu điểm vượt trội khi tiêm PRP
        Có tính an toàn cao do lấy máu tự thân nên sẽ không gặp nguy cơ không tương thích
        Được chứng nhận giúp tăng cường đáng kể quá trình chữa viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp tối đa chỉ sau 2 -3 lần tiêm
        Hiếm xảy ra các trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ như nhiễm trùng, đau dây thần kinh và tổn thương mô
        Được phát hiện có hiệu quả làm giảm nhu cầu sử dụng nhiều loạithuốc uống chống viêm, kể cả các loại thuốc mạnh hơn như opioid
      Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm
Đối tượng có thể tiêm PRP
 
Phương pháp này rất phù hợp với những người trưởng thành có cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp, thoái hóa khớp hoặc viêm gân và được sử dụng rất rộng rãi cho các trường hợp vận động viên bị chấn thương thể thao.
Các trường hợp chống chỉ định:
        Bị thiếu máu trầm trọng
        Có số lượng tiểu cầu trong máu thấp
        Chức năng tiểu cầu bất thường
 
Vì thế, cần có sự can thiệp chẩn đoán và thăm khám với bác sĩ huyết học trước khi tiêm PRP để đảm bảo an toàn cho người bệnh
 
Độ tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp có thể ứng dụng tiêm PRP:
Các ca bệnh thoái hóa khớp đã ghi nhận đa phần các trường hợp đến thăm khám và có nhu cầu tiêm PRP trong độ tuổi từ khoảng 20 đến 60.
Trong đó, người ở phân khúc đầu tuổi trung niên, đặc biệt là 45 tuổi rất dễ bị thoái hóa khớp gối và thoát vị đĩa đệm. Thậm chí trong nhiều trường hợp trước đó đã phát bệnh từ sớm ở độ tuổi 35.
 
Cần lưu ý những gì trước khi tiêm PRP?
        Ít nhất năm ngày (tốt nhất là 2 tuần) trước khi tiêm PRP, người bệnh hãy ngừng thuốc uống chống viêm/ chống sưng
        Trong khoảng một tuần trước khi thực hiện, không nên sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào khiến máu bị loãng
        Từ một tháng đến 6 tuần trước khi làm thủ thuật, không dùng cortisone và các loại thuốc tiêm steroid
        Vào ngày tiêm PRP, ăn đầy đủ, hạn chế ăn vặt và nhớ uống thật nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân thường sẽ được khuyến khích tập thể dục vận động trước khi lấy máu vì có thể sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.
 
Quy trình tiêm PRP khép kín trong điều trị các bệnh cơ xương khớp
 
Khi đến phòng khám để thực hiện tiêm PRP, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:
Bước 1: Lấy máu.
Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.
Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương giàu tiểu cầu
Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.
Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.
Bước 3: Thu thập huyết tương
Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trơ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.
Bước 4: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào bộ phận bị thoái hóa khớp
Các bác sĩ thường sẽ sử dụng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, PRP sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.
 
Tiêm PRP tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng
1. Tiêm PRP tại BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng có khả năng giúp giảm đau và chữa trị các bệnh cơ xương khớp hiệu quả lên đến hơn 50% sau lần tiêm đầu tiên.
2. Các mũi tiêm sẽ được tiến hành dưới sự thực hiện của các bác sĩ có chuyên môn và “tay nghề” lâu năm trong ngành tiêm PRP và điều trị cơ xương khớp nên bất kì khúc mắt nào của bệnh nhân về các tình trạng bệnh sẽ được giải đáp và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Marketing