ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

NHIỆT ĐỘ MIỆNG Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN KHÔNG BỊ NHIỄM TRÙNG

Thứ năm, 13/05/2021, 10:45 GMT+7

NHIỆT ĐỘ MIỆNG Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN KHÔNG BỊ NHIỄM TRÙNG

NHIỆT ĐỘ MIỆNG Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN KHÔNG BỊ NHIỄM TRÙNG

Nhiệt độ miệng được đo thường xuyên tại bệnh viện và nhiệt độ tăng cao có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã mô tả nhiệt độ của các bệnh nhân cấp cứu khỏe mạnh, nhưng dữ liệu cho các bệnh nhân nhập viện không bị nhiễm trùng thì đang bị thiếu hụt 1-3. Để đánh giá tình trạng sốt trong bệnh viện, chúng tôi mô tả nhiệt độ miệng với một cỡ mẫu lớn ở các bệnh nhân nội trú không phẫu thuật và không bị nhiễm trùng.

 

I. Phương pháp nghiên cứu:

Hội đồng đánh giá Cleveland Clinic đã thông báo phê duyệt nghiên cứu này. Chúng tôi thu thập số liệu thông qua hồ sơ bệnh án điện tử của các bệnh nhân nội trú không phẫu thuật trong hệ thống sức khỏe của Cleveland Clinic từ năm 2017-2018. Những bệnh nhân có bằng chứng về bệnh lý ác tính, nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng miễn dịch, được xác định thông qua mã chẩn đoán, thuốc (ví dụ như kháng sinh) hoặc xét nghiệm sẽ bị loại trừ. Dữ liệu từ 18 bệnh viện khác nhau, từ các trung tâm dịch tễ lớn đến các bệnh viện cộng đồng.

Nhiệt độ miệng sẽ được đo suốt 1 tuần đầu tiên sau nhập viện. Loại trừ các giá trị không đáng tin như (<82oF(27,7°C) hoặc >110oF(43,3°C)) và nhiệt độ được đo dưới 6 giờ sau khi dùng thuốc acetaminophen hoặc NSAID.

Nhiệt độ trong mẫu này được mô tả với ý nghĩa và phạm vi 99%1, và chúng tôi đo sự thay đổi trong các bệnh nhân đối với các bệnh nhân với hơn 20 phép đo. Một mô hình tuyến tính hỗn hợp với phân nhóm mức độ bệnh nhân (tính đến các phép đo lặp lại) được sử dụng để ước lượng mối liên quan giữa nhiệt độ và các biến khác, bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc, BMI, tình trạng hút thuốc, tình trạng mang thai, thời gian trong ngày và các chẩn đoán phổ biến (suy tim, sốc, nhồi máu cơ tim, bệnh thận, tại biến mạch máu não, thuyên tắc phổi, bệnh gan, xuất huyết tiêu hóa, ngộ độc, viêm tụy, tiền đái tháo đường, đái tháo đường, tăng huyết áp, COPD, suy giáp, cường giáp, huyết khối tĩnh mạch sâu). Hồ sơ bệnh án có chứ chủng tộc được đưa vào do có mối liên quan trong công việc trước đó. Các định nghĩa chuẩn để xác định bệnh thận. Các phân tích được thực hiện bằng phần mềm R phiên bản 4.0.0.

II. Kết quả nghiên cứu:

Trong số 45989 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn đưa vào, 3367 (7%) bị loại do thiếu dữ liệu nhân khẩu học hoặc nhiệt độ, còn lại 42622 bệnh nhân với 705910 phép đo nhiệt độ. Hơn nữa, các nhiệt độ bị loại trừ là những nhiệt độ không  được đo bằng miệng (100612 [14%]), ngoài tuần đầu tiên nhập viện (48411 [7%]), giá trị không đáng tin (31 [0,004%]), hoặc trong vòng 6 giờ sau khi dùng thuốc NSAID (15745 [2%]) hoặc acetaminophen (45225 [6%]), còn lại 495886 (70%) để phân tích. Bệnh nhân được phân phối trung bình 9 nhiệt độ (phạm vi, 5-16) trong khoảng thời gian trung bình là 2 ngày (phạm vi, 1-4). Trong số các bệnh nhân, tuổi trung bình là 61 (SD, 19) tuổi, 50% là nữ, 68% là người da trắng, 25% là người da đen và BMI là 30 (SD, 8).

Nhiệt độ trung bình của bệnh nhân là 98,04 ° F(36,7°C) (phạm vi 99%, 95,80 ° F-99,90 ° F(35,4 °C– 37,7°C)). Trong số 6832 bệnh nhân có hơn 20 lần đo nhiệt độ, SD trung bình trên mỗi bệnh nhân là 0,46 ° F. Nhiệt độ thấp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi (−0,025 ° F mỗi thập kỷ) và BMI (−0,02 ° F mỗi lần tăng 10 điểm) và cao hơn ở nữ (+0,070 ° F), người da đen (+0,074 ° F) và bệnh nhân mang thai (+0,045 ° F) (Bảng). Nhiệt độ khác nhau giữa các bệnh nhân với các chẩn đoán khác nhau. Sự thay đổi trong ngày cho thấy đỉnh vào buổi tối muộn và đáy buổi sáng 

    1

    vaccine-14.05.2018

Diurnal Variation in Oral Temperature of Noninfected Hospitalized PatientsThe graph shows mean change in temperature with 95% CI error bars for the time-of-day variable in the mixed linear regression model on oral temperature, which includes the covariables listed in the Table.

III. Thảo luận:

Trong nghiên cứu này về bệnh nhân nội trú không có bệnh lý ác tính, nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng miễn dịch, phạm vi từ 95,8 ° F(35,4°C) đến 99,9 ° F(37,7°C) chiếm 99% của gần nửa triệu phép đo nhiệt độ và có thể là một phạm vi bình thường để so sánh các bệnh nhân bị nhiễm trùng. Đỉnh của phạm vi này thấp hơn nửa độ so với 100,4 ° F được chấp nhận, dựa trên nhiệt độ ở nách được thực hiện trong những năm 1860.5 Nhiệt độ đã giảm trong 100 năm và 99,9 ° F(37,7°C) đã được tìm thấy là đỉnh của khoảng 99% đối với bệnh nhân ngoại trú trong những nghiên cứu trước đây cũng như trong nghiên cứu này.1,2 Mức độ thấp nhất trong nghiên cứu bệnh nhân nội trú này hơi cao hơn so với nghiên cứu ở bệnh nhân ngoại trú (95,5 ° F)(35,2°C) .Nhân khẩu học, bệnh đi kèm và thời gian trong ngày có liên quan đến sự chênh lệch nhỏ nhiệt độ , điều này không nên được xem xét trong quá trình theo dõi nhiệt độ trên lâm sàng. Sự thay đổi trong bệnh nhân vượt quá sự khác biệt về nhiệt độ liên quan đến hầu hết các thuộc tính của bệnh nhân. So với những bệnh nhân ngoại trú, có nhiệt độ cao nhất vào lúc 4 giờ chiều1, nhiệt độ của 1 bệnh nhân nội trú đạt đỉnh muộn hơn, có lẽ phản ánh giấc ngủ bị rối loạn.6

Nghiên cứu này bị hạn chế bởi việc sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, có thể chứa một số dữ liệu không chính xác. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ bao gồm đo nhiệt độ miệng. Tuy nhiên, dựa trên những phát hiện này, có thể thích hợp để đánh giá lại liệu sốt có bắt đầu ở 100,4 ° F(38,0°C) hay không.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Obermeyer  Z, Samra  JK, Mullainathan  S.  Individual differences in normal body temperature: longitudinal big data analysis of patient records.   BMJ. 2017;359:j5468. doi:10.1136/bmj.j5468PubMedGoogle ScholarCrossref

2. Sund-Levander  M, Forsberg  C, Wahren  LK.  Normal oral, rectal, tympanic and axillary body temperature in adult men and women: a systematic literature review.   Scand J Caring Sci. 2002;16(2):122-128. doi:10.1046/j.1471-6712.2002.00069.xPubMedGoogle ScholarCrossref

3. Protsiv  M, Ley  C, Lankester  J, Hastie  T, Parsonnet  J.  Decreasing human body temperature in the United States since the industrial revolution.   Elife. 2020;9:e49555. doi:10.7554/eLife.49555PubMedGoogle Scholar

4. Section 2: AKI definition. Kidney Int Suppl. 2012;2(1):19-36. doi:10.1038/kisup.2011.32Google ScholarCrossref

5. Mackowiak  PA, Wasserman  SS, Levine  MM.  A critical appraisal of 98.6°F, the upper limit of the normal body temperature, and other legacies of Carl Reinhold August Wunderlich.   JAMA. 1992;268(12):1578-1580. doi:10.1001/jama.1992.03490120092034

ArticlePubMedGoogle ScholarCrossref

6. Arora  VM, Machado  N, Anderson  SL,  et al.  Effectiveness of SIESTA on objective and subjective metrics of nighttime hospital sleep disruptors.   J Hosp Med. 2019;14(1):38-41. doi:10.12788/jhm.3091PubMedGoogle ScholarCrossref


TMMC Healthcare
TAG: