ĐT KSK Đoàn 02363 662 998 - 02363 679 555
Hotline 02363 615 115
banner

LẤY 14 VIÊN SỎI CỨNG NHƯ ĐÁ, CHIẾM TOÀN BỘ BÀNG QUANG CHO CỤ ÔNG 78 TUỔI

Thứ ba, 23/11/2021, 16:02 GMT+7

Vừa qua, bệnh nhân V.V.K (78 tuổi, Đà Nẵng) nhập viện BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng với triệu chứng đau tức hạ vị, khó tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, thỉnh thoảng tiểu ra máu gây nhiều khó chịu, bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt.

Sau khi BN được thăm khám, thực hiện chỉ định cận lâm sàng, các Bác sĩ đã phát hiện 14 viên sỏi lớn (1,3 – 1,5cm) chiếm toàn bộ bàng quang của ông K. Do sỏi có kích thước lớn và nhiều nên các Bác sĩ buộc phải tiến hành mổ hở để lấy các viên sỏi ra ngoài.

ceacb7d850af9bf1c2be_1

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã tiểu được bình thường, sức khỏe ổn, đã xuất viện.

Theo người nhà thông tin cho biết, ông K đã phát hiện viên sỏi ở bàng quang khi đi khám bệnh trước đó nhưng do không có dấu hiệu gì trầm trọng nên bệnh nhân chủ quan, không vào bệnh viện khám và điều trị. Thời gian gần đây, BN gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đau, rối loạn tiểu tiện, không chịu được nữa nên mới quyết định điều trị.

Bác sĩ CKI Phạm Kim Tuấn - Khoa Ngoại niệu BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng cho biết, với sỏi đường tiết niệu được phát hiện sớm khi kích thước còn nhỏ chưa gây biến chứng thì có thể điều trị bằng các phương pháp như: điều trị nội khoa, can thiệp bằng các phương pháp hiện đại ít xâm lấn như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi bằng lazer, nội soi tán sỏi qua da, giúp bệnh nhân bớt đau và bình phục nhanh hơn. Trường hợp BN chủ quan, để sỏi bàng quang quá lớn, số lượng nhiều, có thể gây ra một số biến chứng nặng cho người bệnh như: viêm bàng quang (cấp hoặc mãn tính), nhiễm trùng tiểu, suy thận, thậm chí rò bàng quang làm cho nước tiểu chảy qua âm đạo ở nữ hoặc trực tràng rất khó khăn trong điều trị.

"Vì vậy, khi có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, tiểu máu, đau tức vùng bụng dưới… người bệnh cần đến bệnh viện để khám và được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Thông thường sỏi bàng quang là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày, nhịn tiểu, tắc nghẽn đường tiểu dưới: xơ hẹp cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt,... Để phòng ngừa cần uống đủ nước, tránh thói quen nhịn tiểu. Bên cạnh đó cần vận động cơ thể đều đặn bằng hình thức tập thể dục; tránh nằm, ngồi một chỗ với thời gian lâu dễ sinh ra sỏi bàng quang", Bác sĩ Tuấn khuyến cáo thêm.

Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, Quý bệnh nhân vui lòng bấm số 02363679555 hoặc đăng ký lịch trực tuyến để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn! 


MKT