Thứ bảy, 27/04/2024, 10:08 GMT+7
Bé tên N.M.N.N (quốc tịch Đức) 35 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ 2 ngày liên tục. Trước đó bé đã được thăm khám điều trị ngoại trú kháng sinh ở bệnh viện Quốc Tế nhưng không thuyên giảm. Ngày tiếp theo bé xuất hiện thêm tình trạng đau bụng đi phân lỏng, sức khỏe dần chuyển biến xấu nên người nhà nhanh chóng đưa bé vào Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí để tiến hành thăm khám, kiểm tra.
Sau khi khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng,xét nghiệm máu tình trạng kết quả ghi nhận các chỉ số nhiễm trùng tăng cao và nội soi tai mũi họng phát hiện 2 amydale sưng to, có mủ. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ đây là trường hợp mắc viêm phế quản phổi, viêm amidan cấp mủ
Do thời hạn visa du lịch Đà Nẵng không còn nhiều, gia đình hy vọng sức khỏe của bé nhanh chóng được cải thiện để kịp về nước cùng gia đình. Sau quá trình trao đổi với phụ huynh, ekip bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng chỉ định hướng điều trị kháng sinh kết hợp nhiều phương thuốc đặc trị, giúp phục hồi nhanh sức khỏe cho bé.
Sau thời gian sử dụng thuốc tình trạng bé dần chuyển biến tốt ra viện sau 3 ngày điều trị.Giúp bé kịp thời về nước cùng gia đình .
Theo Bs. Hoàng Nguyễn Thanh Thủy - Giám đốc chuyên môn khối Nội - Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết : "Trẻ bị viêm phế quản cấp nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ chuyển sang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần. Thông thường, ổ viêm sẽ trở nên nặng hơn sau những lần tái bệnh tái phát. Biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến viêm giãn phế quản hoặc suy hô hấp.
Trẻ bị viêm phế quản có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách. Nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch đường phế quản, nghĩa là giúp trẻ tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi, để trẻ dễ thở hơn. Để trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe, người thân trong gia đình cần kết hợp với bác sĩ, hiểu rõ cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị.
+ Luôn giữ ấm cơ thể trẻ, tránh để trẻ bị lạnh khiến bệnh lý diễn tiến nặng hơn.
+ Cho trẻ uống nhiều nước.
+ Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.
Khi trẻ có biểu hiện sốt trường hợp còn sốt cao lên tới 39 – 40 độ C. Lúc này, cha mẹ cần biết cách hạ sốt cho trẻ đúng cách nhằm tránh nguy cơ bị biến chứng do sốt cao như co giật…
- Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, chưa cần thiết phải dùng thuốc hạ sốt. Cha mẹ chỉ cần cởi bớt đồ cho trẻ, dùng khăn ấm lau các vị trí như cổ, nách, bẹn… để hạ nhiệt cho trẻ.
- Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen (theo hướng dẫn của bác sĩ) đồng thời cởi bớt quần áo, lau khăn ấm ở cổ, nách, bẹn cho trẻ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau khi đã thực hiện các biện pháp hạ sốt nhưng trẻ vẫn sốt cao trên 39 độ C.
Tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Thêm vào đó, đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp, khách hàng sẽ được chăm sóc chu đáo và tận tâm trong suốt quá trình điều trị.