ĐT KSK Đoàn 02363 662 998 - 02363 679 555
Hotline 02363 615 115
banner

Cứ 10 người có khoảng 4 người bị bệnh trĩ, đừng để bạn “được chọn”!

Thứ năm, 11/11/2021, 14:57 GMT+7

Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng dễ mắc và cách phòng ngừa bệnh.

Triệu chứng của bệnh trĩ là tình trạng ngứa hậu môn, đi đại tiện khó khăn kèm theo chảy máu, trĩ nội lớn thì nó lòi ra ngoài, nguy cơ tắc mạch, chảy máu nhiều nguy cơ thiếu máu khiến người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt cũng như công việc.

Bệnh thường liên quan đến các nguyên nhân như rối loạn tiêu hoá gây đại tiện kéo dài, đi vệ sinh lâu, những người ngồi quá nhiều làm tăng áp lực lên hậu môn hoặc cũng có thể do thừa cân béo phì ở nhiều đối tượng.

trY1

Bệnh trĩ xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vì lý do bệnh nhân ngại, đây là căn bệnh “khó nói” mà nhiều người mắc bệnh không chủ động thăm khám điều trị, vẫn mong bệnh sẽ tự khỏi.

Trên thực tế, trĩ là căn bệnh không thể tự khỏi. Tùy vào cấp độ bệnh khác nhau mà cần phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hầu hết rất ít người phát hiện bệnh trong các giai đoạn đầu do không có triệu chứng rõ ràng. Đồng thời yếu tố tâm lý ngại ngùng, xấu hổ và tự điều trị tại nhà khiến bệnh trầm trọng hơn cũng là một trong những nguyên nhân khiến không ít bệnh nhân phải tiến hành can thiệp cắt trĩ.

Đối với câu hỏi “Bệnh trĩ có tự khỏi không?” Bác sĩ khoa ngoại_Nguyễn Thanh Tâm_BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng với nhiều năm kinh nghiểm giải thoát chấm dứt sự khổ sở của bệnh nhân trĩ đã khẳng định câu trả lời: “Bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp. Người bệnh tốt nhất nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hoá hay đại tràng – trực tràng càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp nhất”

Đồng thời bác đưa ra lời khuyên: Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trĩ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý kip thời. Điều trị không đúng cách, không hiệu quả có thể khiến trĩ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tốn kém tiền bạc, mất tự tin trong sinh hoạt.

Những đối tượng dễ mắc trĩ nhất

Bệnh trĩ không phân biệt độ tuổi, giới tính, đặc biệt với nhịp sống hiện đại khiến bệnh trĩ có thể đến với bất kỳ ai nếu có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không khoa học.

Có những người vì đặc thù nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng có nguy cơ mắc bệnh trĩ: phụ nữ có thai, dân văn phòng, tài xế, người hay bị táo bón thường xuyên được cho là các đối tượng dễ mắc trĩ nhất hiện nay.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Muốn phòng ngừa bệnh trĩ, đặc biệt với những người đang làm những nghề dễ gây bệnh trĩ, cần có ý thức dự phòng sớm, bằng cách:

- Sau mỗi giờ làm việc, nên đi lại nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, giảm áp lực cho hệ tính mạch trĩ. Đồng thời, cần dành thời gian để vận động thể lực, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

- Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

- Uống nước đầy đủ, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

- Ăn giàu chất xơ từ hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.

- Điều trị sớm các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …


MKT