Thứ bảy, 14/08/2021, 16:44 GMT+7
Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Nhiều người cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, tỷ lệ nhiễm HP trong dân số chung lên đến 60 – 70%, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có triệu chứng và tổn thương trên nội soi, những bệnh nhân này mới cần thiết phải điều trị.
1. Những hiểu lầm về vi khuẩn HP – Dương tính với vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày?
Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Nhiều người cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, tỷ lệ nhiễm HP trong dân số chung lên đến 60 – 70%, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có triệu chứng và tổn thương trên nội soi, những bệnh nhân này mới cần thiết phải điều trị.
2. Khi nào cần điều trị HP?
Như trên đã nói, nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói...) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc diệt trừ HP giúp giảm nguy cơ tái xuất huyết đáng kể so với những bệnh nhân không điều trị.
Hiện nay, thì tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng…ngày càng tăng cao ở nước ta và thủ phạm chính gây nên căn bệnh này chính là do nhiễm khuẩn HP.
Theo như những nghiên cứu đã theo dõi trong nhiều năm của các nhà khoa học cho thấy, việc loại bỏ được vi khuẩn HP trong dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng.
Như vậy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm thì có thể phải đối mặt với những triệu chứng cũng như các biến chứng nguy hiểm.
4. Điều trị vi khuẩn HP bao lâu?
Ngày nay, phác đồ điều trị HP kéo dài 14 ngày và phải kết hợp nhiều thuốc. Người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị và sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh sử dụng thuốc thì một chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi phù hợp và một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ích cho việc điều trị nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò khá quan trọng đối với việc điều trị vi khuẩn HP. Vậy nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì là tốt nhất?
5. Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì?
Sau đây là một số thực phẩm mà người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP nên ăn
Probiotics
Việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP thông thường sẽ giết luôn những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Do đó các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chúng ta nên sử dụng kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP đồng thời dùng probiotics sẽ có khả năng tiêu diệt tốt hơn và giúp ít gây ra tác dụng phụ.
Súp lơ xanh: Súp lơ xanh có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao đồng thời giúp giải độc hiệu quả, giúp hỗ trợ giảm viêm dạ dày đồng thời giúp bảo vệ chống lại những tổn thương đường tiêu hóa.
Tỏi: Tỏi là một loại gia vị thường được sử dụng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đây là một loại gia vị có chất chống viêm tự nhiên thậm chí là có tính chất kháng sinh tự nhiên. Tỏi nấu chín hay ăn sống đều có thể giúp tăng cường sức đề kháng và tốt cho dạ dày.
Việt quất: Đây là loại quả giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP nên rất tốt cho người bị nhiễm vi khuẩn HP đang trong quá trình điều trị..
Nghệ: Nghệ là loại gia vị quá đỗi quen thuộc đối với chúng ta, cả nghệ đen và nghệ vàng đều rất tốt cho người bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Thông thường để tăng hiệu quả hơn thì sẽ thường kết hợp nghệ với mật ong.
Bên cạnh những thực phẩm mà người bệnh bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP thì sẽ có những thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng để tránh những triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn.
+ Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, những thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, những thực phẩm đóng hộp…
+ Những thực phẩm có chứa nhiều axit như các loại hoa quả cam, quýt, chanh, xoài, me….
+ Đặc biệt cần phải kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…bởi đây là những chất có hại không chỉ đối với dạ dày mà còn rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
+ Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng, hoặc những món ăn quá nóng, quá cay vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, từ đó khiến cho việc điều trị vi khuẩn HP ngày càng khó khăn.
Vi khuẩn HP như đã nói là một loại vi khuẩn rất phổ biến ở trong niêm mạc dạ dày, đồng thời nó cũng có nhiều ở trong nước bọt nên nó có thể lây từ người bệnh sang người khác.
Có thể khẳng định vi khuẩn HP có lây và tỷ lệ lây nhiễm là khá cao.
Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ngày càng cao, tình trạng này là bởi chúng được lây nhiễm qua rất nhiều con đường khác nhau.
Lây qua đường miệng – miệng
Đây chính là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá phổ biến bởi vi khuẩn HP được tìm thấy ở trong khoang miệng, nước bọt của người bệnh. Do vậy, nó có thể lây từ người này qua người khác thông qua việc dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân, răng miêng, dùng chung bát nước chấm, bát, đũa, hôn trực tiếp, mẹ nhai cơm cho con.
Đặc biệt là trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP có thể lây cho nhau qua đường này vì chúng thường có thói quen ăn chung với nhau.
Lây qua đường phân – miệng
Khi một người bị nhiễm vi khuẩn HP thì trong phân của người đó cũng sẽ có vi khuẩn HP nên cũng có thể lây nhiễm nếu như không vệ sinh tay sạch sẽ trước đi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, cũng có thể lây qua đường trung gian như các loại côn trùng như ruồi, chuột, gián…nếu thức ăn không được che đậy kỹ càng.
Lây qua đường dạ dày – miệng
Con đường lây nhiễm này thường chiếm một tỷ lệ thấp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu như mọi người vệ sinh không tốt. Khi người bị nhiễm vi khuẩn HP thì thường có biểu hiện là ợ chua, nôn…từ đó vô tình đưa vi khuẩn HP ra ngoài.
Nếu lúc này không có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn HP do người bệnh đưa từ dạ dày ra môi trường bên ngoài.
Lây qua đường dạ dày – dạ dày
Con đường lây nhiễm này xảy ra khi người bệnh đi nội soi tại các cơ sở y tế, do việc vệ sinh đầu dò nội soi không được sạch, dẫn tới tình trạng vi khuẩn HP vẫn còn ở trên đó và lây sang cho người bình thường khi nội soi cho họ.
Bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình khỏi nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP thông qua các cách sau
+ Không sử dụng chung các đồ vệ sinh cá nhân, các dụng cụ ăn uống trong gia đình như bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau.
+ Khi đi ăn ngoài thì cần phải hết sức cẩn thận bởi việc vệ sinh rửa bát chén, đũa ở những quán xá đặc biệt là quán ven đường thường không hợp về sinh.
+ Cần phải nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách tốt nhất để phòng lây nhiễm vi khuẩn HP.
+ Giữ vệ sinh nơi ở bạn một cách sạch sẽ, nên diệt ruồi muỗi, rửa bát đũa sạch sẽ và nên tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
+ Hãy bỏ thói quen nhai cơm rồi mớm cho trẻ vì rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ.
+ Cần phải tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình.
+ Không ăn hoặc hạn chế những thức ăn sống như gỏi, rau sống vì loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm khuẩn HP.
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường nó gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn phân,... Trong trường hợp gặp những cơn đau như vậy, tốt nhất nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất.
Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
- Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
Như vậy, qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn đúng hơn về loại vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày này. Cũng như ảnh hưởng của nó gây ra đối với sức khỏe của người bị nhiễm loại vi khuẩn này.
Do vậy việc phòng tránh vi khuẩn HP là rất cần thiết, mọi người cần phải giữ gìn vệ sinh mội trường, vệ sinh an toàn là điều yếu tố rất cần thiết trong việc phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP.
Đồng thời, đối với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thì cần phải được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cũng cần phải nghe hoàn toàn theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả cao
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày. Vì vậy hãy bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất khỏi những tác nhân gây hại nhé!
Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!
HOTLINE: 0236 3679 555