ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

CÁCH PHÒNG NGỪA NGUY CƠ RỐI LOẠN TÂM THẦN, CĂNG THẲNG TÂM LÝ GIA TĂNG DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Thứ hai, 25/10/2021, 16:55 GMT+7

CÁCH PHÒNG NGỪA NGUY CƠ RỐI LOẠN TÂM THẦN, CĂNG THẲNG TÂM LÝ GIA TĂNG DO ĐẠI DỊCH COVID-19

CÁCH PHÒNG NGỪA NGUY CƠ RỐI LOẠN TÂM THẦN, CĂNG THẲNG TÂM LÝ GIA TĂNG DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong cuộc sống hiện tại đã tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh lý tâm thần. Đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn.

COVID-19 là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người khiến người ta dễ mắc các rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng tâm lý sau sang chấn, lạm dụng chất gây nghiện, mất ngủ. Hậu quả có thể gây ra như vấn đề về trí nhớ, tim mạch, tiêu hóa, vận động… Các rối loạn này nếu không được can thiệp, điều trị sớm có thể gây ra triệu chứng: như cơn hồi hộp, đánh trống ngực, đau đầu, đau ngực, bụng có tính chất di chuyển, mất ngủ, suy nhược, rối loạn trí nhớ… gây ảnh hưởng nhiều đến học tập, lao động, các mối quan hệ xã hội, chất lượng cuộc sống cho con người, thậm chí dẫn đến nguy cơ tự sát.

TS.BS Silvia S.Martins, phó giáo sư dịch tễ học của trường y tế công cộng Mailman, thuộc ĐH Columbia, thành phố New York phát biểu trên tạp chí y khoa Medscape Medical News rằng: “Nên tầm soát lo âu, rối loạn căng thẳng tâm lý sau sang chấn và trầm cảm trên tất cả những bệnh nhân hồi phục sau nhiễm COVID, giới thiệu họ đến các dịch vụ, bao gồm cả liệu pháp tâm lý và thuốc, nếu cần.” 

c1a26dcbe69f2ec1778e_1

1. Nguyên nhân dịch Covid-19 gây rối loạn tâm thần:
Dịch bệnh COVID-19, với tính chất dễ lây lan, mức độ nguy hiểm và thời gian dịch bệnh kéo dài đã gây nhiều khó chịu, căng thẳng, lo lắng cho con người vì 2 lý do.
(1) Nguy cơ đe dọa đến tính mạng từng cá nhân trong cộng đồng; 
(2) Môi trường sống bị xáo trộn nặng nề do các biện pháp phòng chống dịch (cách ly, giãn cách xã hội, học và làm việc trực tuyến…) gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Những vùng tâm dịch có số người nhiễm bệnh nhiều, số tử vong cao, áp dụng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt… khiến cho tình trạng rối loạn tâm thần cao hơn so với những nơi ít ca nhiễm, không có ca tử vong. 
 
close-up-face-unhappy-asian-pretty-young-woman-sitting-alone-couch
2. Một số nhóm đặc thù chịu tác động của căng thẳng tâm lý do dịch COVID-19 
- Người dương tính với vi rút SAR-CoV-2 
- Người nhà bệnh nhân 
- Nhân viên y tế, đặc biệt là người trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 
- Nhân viên, người tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19, xử lý hậu quả dịch bệnh. 
- Những người chịu các tác động trực tiếp khác của dịch bệnh COVID-19: Nằm trong khu vực bị phong tỏa hoặc phải đi cách ly dài ngày, mất việc làm, thiếu đồ ăn và các nhu yếu phẩm cần thiết… 

3. Các dấu hiệu mắc căng thẳng tâm lý chung
Các cá nhân có các biểu hiện dưới đây cần được cảnh báo về các rối loạn liên quan đến căng thẳng tâm lý: 
- Thường xuyên mệt mỏi, cảm giác kiệt sức 
- Đau đầu không có lý do 
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc sớm, nhiều ác mộng. 
- Khó tập trung, có cảm giác trì trệ, làm việc kém hiệu quả, hay quên. 
- Khó kiềm chế cảm xúc, dễ phản ứng tức giận hoặc dễ khóc. Lo lắng, bồn chồn bất an. 
- Giảm, mất hứng thú với công việc. 
- Hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, run chân tay từng cơn. 
- Đầy bụng, khó chịu vùng thượng vị, thường xuyên có cảm giác muốn đi tiêu, đi tiểu. 
- Nhớ ám ảnh, mảng hồi tưởng về sang chấn. 
- Thay đổi về thói quen ăn uống và cân nặng (sút cân hoặc tăng cân do không kiểm soát được chế độ ăn) Lạm dụng chất (rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…). 
- Nghiện game và mạng xã hội.
 
4.Giải pháp phòng ngừa căng thẳng tâm lý do COVID-19
 Để dự phòng chống căng thẳng tâm lý do dịch bệnh COVID-19 một cách hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp một cách có hệ thống, có sự kết hợp các giải pháp của cá nhân và các ngành chức năng. Một số giải pháp cần được xem xét bao gồm: 

 
4.1. Các giải pháp của cá nhân 
- Biện pháp làm tăng cảm giác an toàn: Tại Việt Nam, ngành y tế và các bộ, ngành khác đã liên tục đưa ra những khuyến cáo khoa học, hướng dẫn phòng bệnh COVID-19 đến người dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, đứng trước một dịch bệnh mới và nhiều nguy cơ tiềm ẩn như COVID-19, hơn nữa bệnh lại có tốc độ lây lan nhanh chóng thì lo lắng là thứ thường trực trong suy nghĩ của mỗi người. 
Do vậy, các biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng cảm giác an toàn sẽ làm giảm lo lắng và căng thẳng tâm lý. Các biện pháp này bao gồm: 
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn. 
+ Tuân thủ tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Nếu gia đình có người bị bệnh cần thực hiện các biện pháp nhằm tránh lây cho các thành viên khác trong gia đình. 
+ Lập kế hoạch dự phòng cho trường hợp nếu có người trong nhà bị bệnh hoặc được yêu cầu cách ly. 
+ Nhân viên y tế và các nhân viên phòng chống dịch cần được trang bị các phương tiện đảm bảo an toàn, trang bị kiến thức, kĩ năng phòng nguy cơ lây nhiễm. 
+ Các biện pháp tăng cường sức khỏe, tăng khả năng đối phó của cơ thể với bệnh 
+ Duy trì lối sống lành mạnh. 
+ Xắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. 
+ Bản thân mỗi cá nhân cần thay đổi cách làm việc và xắp xếp, tổ chức cuộc sống một cách khoa học. 
+ Tránh ôm đồm nhiều việc và cần bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp. 
+ Tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đội văn nghệ, nhóm lớp yoga là những hình thức hiệu quả để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. 
+ Duy trì chế độ ăn cân đối, đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. 
+ Tránh sử dụng rượu, ma túy và các chất kích thích khác. 
+ Phòng và điều trị hiệu quả các bệnh cơ thể, bệnh mạn tính khác nhằm nâng cao khả năng đối phó với dịch bệnh COVID-19 và làm giảm lo lắng. 
- Sử dụng các liệu pháp để giúp thư giãn:
+  Tăng cường các hoạt động tích cực như tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, tập nấu ăn, sửa chữa đồ đạc, trò chuyện với người thân, bạn bè …
+ Hạn chế xem tin tức đặc biệt là các tin tức về dịch bệnh gây hoang mang, không đáng tin cậy. 
+ Tìm một nguồn tin đáng tin cậy như trang web chính thức của WHO, Bộ y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật để đọc và nắm thông tin. 
+ Phát triển kỹ năng đối phó với căng thẳng tâm lý hiệu quả Kĩ năng đối phó căng thẳng tâm lý rất quan trọng với mỗi cá nhân. 
+ Kĩ năng này cần được phát triển thường xuyên, liên tục. 
+ Để phát triển kĩ năng này trong bối cảnh dịch bệnh, các cá nhân cần dự tính trước các tình huống về vấn đề nhiễm bệnh, điều trị, cách ly, chuẩn bị các chi phí cho sinh hoạt, chi phí y tế và các chi phí cần thiết khác và xây dựng phương án giải quyết để tránh bị động. 
+ Đồng thời học cách bình tĩnh giải quyết vấn đề, kiểm soát căng thẳng. 
+ Tăng cường chia sẻ thông tin Cần thường xuyên duy trì mối liên hệ và chia sẻ thông tin với những người đáng tin cậy như: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. 
+ Khi gặp khó khăn, cá nhân cần tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, chuyên gia tâm lý, bác sĩ … 

 
4.2. Các giải pháp có tính hệ thống 
Các giải pháp nhằm chủ động kiểm soát dịch bệnh (Giãn cách xã hội, ngăn ngừa lây nhiễm, tiêm vắcxin, thuốc điều trị và dịch vụ điều trị sẵn có, hiệu quả. Thiết lập hệ thống tư vấn về dịch bệnh COVID-19 và các rối loạn tâm lý liên quan đến dịch bệnh sẵn có, dễ tiếp cận. Các giải pháp hỗ trợ, ổn định về kinh tế đặc biệt là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng thu nhập do dịch bệnh, các đối tượng dễ tổn thương: người nghèo, người già, người tàn tật, bệnh nhân tâm thần mạn tính.… Các giải pháp nhằm bảo vệ nhóm nguy cơ nhiễm bệnh cao: nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên hỗ trợ phòng chống dịch, người mắc bệnh nền… 
Căng thẳng tâm lý là những vấn đề thường gặp ở cộng đồng. Đại dịch COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc và mức độ trầm trọng của các căng thẳng tâm lý tâm lý. Các căng thẳng tâm lý tâm lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, và chất lượng cuộc sống của con người. Do vậy, bản thân mỗi người cần chủ động áp dụng các biện pháp để làm giảm căng thẳng cũng như cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần và áp dụng các biện pháp tích cực, hiệu quả để làm giảm căng thẳng tâm lý do dịch COVID-19 gây ra.

Đặc biệt, BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng tiếp nhận tư vấn sức khỏe tinh thần cho tất cả bệnh nhân có nguy cơ rối loạn tâm thần, căng thẳng tâm lý do dịch Covid19. Mọi chi tiết xin vui lòng đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ qua hotline 02363679555 để được đội ngũ Y Bác sĩ chuyên gia của chúng tôi có thể hỗ trợ được bạn! 
 
 
 

BS CKI Lê Quang Huy