ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng nêu giải pháp kinh tế cận hậu và hậu Covid-19

Thứ sáu, 17/04/2020, 07:32 GMT+7

Dịch bệnh sẽ qua đi, trả lại cho đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta những gì chúng ta xứng đáng có được.

1. Làm rõ thuật ngữ

Endemic, outbreak, epidemic, pandemic là gì? Endemic chỉ một nhóm bệnh. Outbreak, epidemic, pandemic chỉ ba cấp độ lây lan tăng dần của một dịch bệnh. Endemic (bệnh đặc hiệu, bệnh địa phương) chỉ bệnh thường thấy trong một nhóm người cụ thể, ví dụ như sốt rét, một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước nhiệt đới. Outbreak (sự phát dịch) chỉ giai đoạn bùng phát của dịch bệnh trong một cộng đồng địa phương, ví dụ như khi COVID-19 bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Epidemic (dịch bệnh) chỉ bệnh lan truyền nhanh chóng giữa nhiều người trong cùng một nước hay khu vực. Epidemic được coi là một outbreak lớn, ví dụ như COVID-19 khi hầu hết ca nhiễm vẫn còn tập trung ở châu Á. Pandemic (đại dịch toàn cầu) chỉ dịch bệnh lan truyền nhanh chóng giữa nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Pandemic là một epidemic lớn, ví dụ như cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người.

bs_tung

2. “Chống dịch như chống giặc” từ sớm

Ngay trong những ngày nghỉ tết âm lịch (từ 25/1/2020) Thủ tướng Việt Nam đã tuyên bố: Việt Nam có thể hi sinh tăng trưởng để bảo vệ sinh mạng nhân dân, khi thấy dịch bắt đầu phát tán mạnh tại Vũ Hán, Trung Quốc. Biện pháp chống dịch của Chính phủ Việt nam là khá bài bản. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận thành công bước đầu của Việt Nam, nhờ 3 yếu tố: kích hoạt nhanh hệ thống y tế cơ sở, ba tại chỗ, và sự đồng lòng của nhân dân. Các bước khá đồng bộ, gồm: Ngăn chặn, Khoanh vùng, Cách ly, Dập dịch và Điều trị.

Việc này đã được triển khai ngay khi phát hiện trong công đồng rất ít người bị nhiễm (endemic) = 16 cases /100 triệu dân và nằm rải rác. Tuy nhiên yếu tố cách ly ngay ban đầu chưa mạnh do còn duy trì quan hệ giao thương nên dịch chuyển từ rải rác qua cộng đồng do người nhiễm ban đầu lây lan trong cộng đồng từ cas 17. Ngay giai đoạn này chính phủ công bố dịch toàn quốc (epidemic). Trong lúc Việt Nam công bố dịch toàn quốc (epidemic) thì dịch cũng đang lây lan và bùng phát toàn thế giới và ngay sau đó WHO phải công bố đại dịch tức Pandemic.Từ đó Việt Nam đóng cửa biên giới và quyết định biện pháp cách ly, tạo khoảng cách xã hội, rửa tay, mang khẩu trang được trở thành một chỉ thị, tức việc áp dụng biện pháp cách ly xã hội và khuyến kích người dân ở nhà càng triệt để hơn, thời gian thực hiện chỉ thị 15 và 16 cách nhau hai ngày 27.3 và 31.3, và thời gian chỉ thị kéo dài đến 15.4, trong đó chỉ thị cần triển khai đến tận từng nhà, từng người dân. Rõ ràng với sự điều hành chống dịch của chính phủ như vậy tỏ ra có hiệu quả rỏ rệt, nghĩa là với sự điều hành này đã biến dịch từ tình trạng epidemic thành endemic. Cho đến hôm nay (11/4/2020) cả nước chỉ phát hiện 1 đến 2 cases/ ngày là quá thấp.

3. Tiên liệu tình hình

Việc tiên liệu tình hình sắp tới là yếu tố quan trọng hàng đầu, phụ thuộc các yếu tố :

Sự điều hành của chính phủ. Các vấn đề sau đây chỉ có chính phủ mới quyết định được: Việt Nam chưa nối lại với các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam. (Không dùng “về từ nước có dịch”, vì nước nào cũng có dịch); Việt Nam kiểm soát chặt chẽ biên giới trên bộ, các cửa khẩu và đường mòn lối mở dọc biên giới với các nước lân cận.

Riêng các công dân Việt Nam về từ nước ngoài cho đến hôm nay đã trên 14 ngày kể từ ngày được cách ly tập trung trên toàn quốc đều có kết quả xét nghiệm với covid 19 và đã có hướng xử lý như sau: Cho về nhà cách ly; Giải phóng hoàn toàn cách ly; Chuyển cơ sở y tế có chỉ định điều trị nếu xét nghiệm có nhiễm

Cho đến nay chúng ta đã làm được: Khoanh vùng và dập dịch tương đối mạnh các nơi được cho là có người F0 phát tán ra cộng đồng; Kiểm soát việc lây truyền trong cộng đồng bằng các từ f0, f1, f2, f 3,4,5, nên việc theo dõi các bệnh nhân và công dân trong các nhóm nầy để phát hiện nhiễm Covid -19 có tính logic và khả thi.

Người dân Việt Nam có tính kỷ luật cao, nên tính tuân thủ chỉ thị cũng cao, được hình thành từ tố chất phản xạ đối kháng ngoại lai cao có thể do trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Đặc biệt là sự chuyên nghiệp của ngành y và đội ngũ y, bác sĩ. Ngoài các yếu tố điều hành của chính phủ, các yếu tố về chuyên môn cũng đã góp phần giúp Việt Nam đạt được các chỉ số chuyên môn gần với kỳ vọng.

-Tỷ lệ nhiễm bệnh SARS- Covid 2 ở người già trên 60 tuổi thấp.

-Tỷ lệ người trẻ nhiễm bệnh cao (do sinh hoạt, hay di chuyển từ ngoài nước hay từ vùng dịch về), nhưng tỷ lệ trở thành bệnh nặng của nhóm này không cao.

-Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm bệnh và có biến chứng nặng thấp.

-Tỷ lệ tử vong = 0

4. Yếu tố siêu vi học

Siêu vi SARS-CoV 2 có thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 5,1 ngày chiếm tỷ lệ : 97.5%.

Còn lại 2.5 % có thể trên 14 ngày. Các nhà khoa học Hoa kỳ, Nga tính toán cứ 10.000 người cách ly trong số đó có 100 người có thể nhiễm covid 19 sau ngày thứ 14, chiếm tỷ lệ 1/100 trong số người cách ly có xét nghiệm sàng lọc.

Theo lý thuyết từ lúc người bị nhiễm Covid 19 đến lúc cơ thể tạo kháng thể chống lại siêu vi này (cũng như siêu vi khác) mất đến 7 ngày và đạt được hiệu giá kháng thể là 30 ngày, tùy vào tính miễn dịch từng cá nhân.Khi đạt được hiệu giá kháng thể, thì cá nhân đó không còn lây nhiễm, và kháng thể chống lại siêu vi nầy có thể lưu hành trong máu bệnh nhân một thời gian và họ đề kháng lại sự xâm nhập lần 2 của Covid 19.

Với các yếu tố: điều hành chống dịch có hiệu quả của chính phủ: biến epidemic thành endemic. Yếu tố sinh học của siêu vi SARS-CoV 2: đó là thời kỳ ủ bệnh. Yếu tố tạo miễn dịch của người bị nhiễm: tạo kháng thể chống siêu vi gây bệnh SARS-CoV 2 trong vòng 7 ngày đến 30 ngày.

Chúng ta có thể nhận định rằng chỉ thị 16 có tính hiệu quả cao và để có tính an toàn đạt trên 90% thì có thể duy trì giá trị chỉ thị 16 lên thêm từ 20 ngày hay đến 30 ngày từ ngày có chỉ thị, tức từ 20.4 đến hết 30.4.2020 nhằm gia tăng hiệu giá kháng thể cho người nhiễm trong cộng đồng nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nên không đi khám bệnh hay không muốn đi khám bệnh. Đối với những bệnh nhân đã nặng (mặc dầu biết hay không biết mình bị bệnh SARS-CoV2) thì đã đến cơ sở điều trị, các cơ sở này tại các tỉnh thành sẽ ghi nhận và báo cáo về ủy ban phòng chống dịch Covid 19 theo ngày. Hiện nay số lượng người nhiễm /ngày tại Việt Nam rất thấp so với thế giới.

5. Vài kiến nghị về thời gian giãn cách xã hội

Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy khi mà một bệnh từ tình trạng dịch toàn quốc (epidemic) trở thành bệnh dịch rải rác (endemic), thì mức độ lây lan có thể kiểm soát được. Như vậy thời gian nới lỏng cách ly xã hội đề nghị là :

15.4 : nới lỏng chỉ thị 16 thành chỉ thị 15.

20.4 : nới lỏng chỉ thị 15. Vẫn mang khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách 2m.

30.4 nới lỏng 90 % chỉ thị 15.

15.5 hoàn toàn bãi bỏ chỉ thị 15, tuy nhiên sự nới lỏng đón khách nước ngoài vào Việt Nam chỉ nên thực hiện khi nước đó cũng công bố tình trạng endemic như Việt Nam. Việt Nam có thể khẳng định quốc gia sạch Covid 19. Qua đây Việt Nam tạo được một thương hiệu : “quốc gia chống dịch Covid 19 tốt nhất thế giới”. Một Việt Nam trung thực và an toàn. Sau khi khẳng định một đất nước sạch covid 19 (Covid- 19- free country ) thì MỌI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, XÃ HÔI, SẢN XUÂT, DỊCH VỤ, GIÁO DỤC , Y TẾ , GIAO DỊCH , GIAO THƯƠNG TRONG NƯỚC NÊN DẦN DẦN CHO TRỞ LẠI.

6. Lộ trình hồi phục

Tuy vậy, sau một chấn động lớn, chúng ta cũng không thể và không nên thay đổi qua một đêm. Phục hồi “theo (có) lộ trình” là chọn lựa khôn ngoan. Các chỉ thị 15 và 16 lần lược được cởi bỏ giới hạn của nó để giúp cho giao dịch và giao thương xã hội được dần trở lại bình thường.

Giáo dục các cấp được nới lỏng và việc học được tiếp tục như bình thường, học sinh , sinh viên trở lại trường cũng như không thay đổi thời gian tổ chức thi THPT quá xa gây khó khăn cho năm sau.

Hoạt động bệnh viện công lập và tư nhân cần nối lại như cũ, làm cho dòng tiền BHYT (cũng như mọi dòng tiền khác) được nhanh chóng lưu thông.

Về giao thông: cho phép giao thông đường hàng không trong nước cho tất cả các tuyến. Tuy vậy các hàng ghế và số ghế của từng máy bay nên giảm xuống một nửa, nhằm giữ khoảng cách giữa hành khách. Chính phủ cũng có thể cho phép tăng cao giá vé, nhằm mục đích hạn chế số người đi lại (không phải vì tăng lợi nhuận). Sau vài tháng, nếu tình trạng dịch bệnh đã được kiểm soát bền vững, khi ấy sẽ cho phép các hãng trở lại bình thường.

Giao thông đường bộ cũng được nối lại cho nhân dân đi lại buôn bán và lưu thông hàng hóa vùng miền.

Tất cả các hoạt động trên đây để tạo dòng tiền ban đầu , giống như cây bị nhổ rể vừa mới héo (chưa chết), chính phủ chỉ tạo điều kiện che chắn và chủ cây trồng tưới ít nước cho cậy lấy lại sức. Chỉ cần nước thôi chưa cần bỏ phân trong giai đoạn này vì như thế sẽ bội thực và khó sống.

7. Doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp hay công trình xây dựng nên cho mở lại khôi phục sản xuất. Nếu chúng ta sử dụng tốt và linh hoạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội và tài khóa cũng như đầu tư công thì chắc chắn tăng trưởng 2020 sẽ đạt như kỳ vọng là trên 3%. Hiện nay Việt Nam có đến 80 - 90 % là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay rất nhỏ với thuộc tính:vốn ít,không có qui trình sản xuất cũng như dịch vụ kém qui chuẩn , chất lượng, công cụ sản xuất thô sơ. Trong khi đó, tay nghề sản xuất và năng lực lao động chưa cao và thiếu nhiều kỹ năng. Sản phẩm từ các doanh nghiệp “thuần Việt” này thường lưu hành, buôn bán trong nước, tạo mãi lực trong nước, và một ít có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất nhỏ cũng đóng góp đến 30 đến 40 % GDP cả nước.

Xuất khẩu Việt Nam tăng khá nhưng phụ thuộc vào các doanh nghiệp xử dụng vốn FDI

Thế giới chưa thoát được dịch bệnh vào 2020 này và thế giới chỉ có thể bắt đầu đà tăng trưởng từ đầu năm 2021 và như vậy phải mất ít nhất quý2 của 2021 thì mới có thể lấy lại đà tăng trưởng năm 2020.Với giả thuyết như vậy và nếu thật sự như vậy, thì doanh số xuất khẩu của VN cũng chưa tăng được, vì mãi lực tiêu dùng hàng hóa công nghiêp và ăn mặc chưa cao. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lê thất nghiệp trong thị trường lao động nầy khá lớn.

8. Vai trò quan trọng của đầu tư công

Với nhận định như trên, chúng tôi thấy việc điều hành vốn đầu tư công là quan trọng nhất. Đồng tiền đổ vào các công trình lớn như sân bay long thành, như xây dựng giao thông, đường sá khắp nước để chuẩn bị cho giai đoạn sau khi covid 19 thế giới đã được đẩy lùi. Điều nầy cũng giúp cho nhà nước giải quyết được thất nghiệp và giãm quĩ thất nghiệp rất lớn, và khi giải ngân vào những dự án lớn sẽ kéo theo những nhà sản xuất phụ, kéo theo mãi lực khác, công nhân có lương cho gia đình... bình ổn xã hội. Như chúng ta đã biết cuộc khủng hoảng kinh tế của Hoa kỳ 1960, chính phủ Hoa kỳ đã cho xây dựng công trình giao thông toàn quốc, bằng tiền ngân sách + thực hiện chính sách an sinh trực tiếp và thực tế. Chính vì những đại dự án giao thông như vậy làm dòng tiền trở lại cao hơn, và thoát cuộc khủng hoảng. Nếu chính sách đầu tư công có kế hoạch trọng điểm sẽ làm tăng GDP hơn.

9. Đối với gói hỗ trợ, cần phân biệt hai vấn đề : cứu trợ hay hỗ trợ

a. Chính sách cứu trợ doanh nghiệp : đó là những doanh nghiệp lớn, có giá trị tài sản cao và có nội lực lớn , tiềm ẩn để giúp tăng tốc cho tăng trưởng GDP giai đoạn thế giới đi vào hết dịch. Cứu trợ để dưỡng quân. Gói cứu trợ này được sử dụng định chế tài chính linh hoạt, ví dụ lãi suất ngân hàng.

b.Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: khuyến khích sản xuất và dịch vụ trong nước để bình ổn dòng tiền tại chỗ Việt Nam đồng, đó là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số tiền này bao gồm huấn luyện và cải thiện quy trình sản xuất, để sản phẩm vừa có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, như các doanh nghiệp khởi nghiệp phẩn mềm, cải thiện sản phẩm nông sản để xuất khẩu (vận dụng EVFTA và với thị trường Hoa kỳ đang thiếu trầm trọng hàng hóa nông sản thực phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất và xuất được ngay ). Ngoài ra hỗ trợ doanh nghiệp nào trong nước mà doanh nghiệp này khi được hỗ trợ họ có kế hoạch hoạt động và đóng góp vào tăng trưởng, chứ tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp đang làm ăn thua lổ hay doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang bị đình trệ do không thể xuất khẩu được. Những doanh nghiệp này cũng phải tìm giải pháp sản xuất, thay đổi công năng, chức năng kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới. Đây là ngân sách hỗ trợ chứ không cứu trợ, cho nên nếu doanh nghiệp nào tìm được giải pháp tăng trưởng cho tình hình mới thì nên hỗ trợ, ví dụ công ty Tesla, GM sản xuất xe hơi của Mỹ, được hưởng gói hỗ trợ để sản xuất máy thở là một ví dụ…

Trường hợp này chính phủ nên sử dụng tài khoa để xử lý. Giống như nhà nước bỏ tiền ra để mua sự tăng trưởng theo kế hoạch, tỷ lệ ngân sách bỏ ra cho khoản hổ trợ này tương đương với 30 đến 40% GDP do cách doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, chính sách an sinh xã hội cũng giúp cho toàn dân lấy lại sức cả vật chất và tinh thần, để tiếp tục lao động, sáng tạo đóng góp vào phục hồi kinh tế nước nhà.

Chính sách này thực hiện trực tiếp cho người dân nghèo, chưa có việc làm hay buôn bán quá nhỏ (mặc dầu buôn bán quá nhỏ ít bị tác động đến chỉ thị chính phủ, vì thông thường họ đã có ít nhu cầu ). Tuy nhiên khi chính phủ giải quyết hỗ trợ trực tiếp thì sẽ tăng mãi lực nội địa, tăng chuyển lưu dòng tiền do chính phủ vừa hổ trợ, đồng tiền cũng được quay về.

10. Hai kịch bản

Như vậy chính phủ cần có hai kịch bản:

- Kich bản chuẩn bị cho thời điểm thoái lưu dịch bệnh : 15.4 đến 15.5 : dùng chính sách tài khoa để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Chính sách cứu trợ: dùng chính sách tài chính cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nuôi quân và dưỡng quân. Chính sách hỗ trợ trực tiếp để thúc đẩy mãi lực nội địa, giữ dòng tiền. Bắt đầu giải ngân cho dự án lớn, dễ thu hút lao động, giảm thất nghiệp.

- Kịch bản hậu dịch covid 19 : thời gian cho quý 3/2020 tăng giải ngân cho đầu tư công, đóng góp tăng trưởng GDP chính. Tăng cường xuất khẩu mặt thực phẩm, lương thực cho Châu Âu và Hoa kỳ.

- Kịch bản 2021: tăng vốn FDI nhờ vào thương hiệu Việt Nam nơi đến đầu tư an toàn và trung thực. Theo tôi GDP của 2021 sẽ trên 7 % nếu Thủ tướng và chính phủ điều hành nền kinh tế đầy bản lĩnh và tự tin được, nhân dân và các doanh nghiệp, cùng cộng đồng quốc tế tin vào những gì chính phủ nói và thực hiện.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng


PR_Marketing
TAG: