ĐT KSK Đoàn 02363 662 998 - 02363 679 555
Hotline 02363 615 115
banner

Loãng xương – Mối lo thầm lặng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Friday, 18/07/2025, 16:11 GMT+7

Loãng xương không gây sốt, không làm mệt mỏi rõ rệt, nhưng lại khiến xương trở nên yếu, “giòn” hơn. Một cú trượt chân nhẹ, hay một lần vấp ngã tưởng chừng vô hại... cũng có thể gây gãy xương nghiêm trọng.

 Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị loãng xương hơn?

Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới vì hai yếu tố:

  • Tuổi tác – mật độ xương giảm dần theo thời gian.
     
  • Thiếu hụt nội tiết tố estrogen – đặc biệt là sau khi mãn kinh, estrogen sụt giảm mạnh khiến hoạt động của tế bào tạo xương bị rối loạn, xương bị tiêu hủy nhiều hơn tạo mới.

 Do đó, phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên cần quan tâm sớm đến sức khỏe xương khớp, kể cả khi chưa có biểu hiện gì rõ ràng.

 Những dấu hiệu cảnh báo loãng xương

Mặc dù tiến triển âm thầm, nhưng nếu để ý kỹ, người bệnh có thể phát hiện sớm qua một số biểu hiện như:

  • Đau cột sống, đặc biệt vùng lưng dưới hoặc giữa lưng. Có thể kèm cảm giác mỏi, tiếng kêu "rắc rắc" khi cử động.
     
  • Cột sống biến dạng: Gù lưng, giảm chiều cao, hoặc dáng đi khom người do đốt sống bị xẹp.
     
  • Gãy xương bất thường: Dù chỉ va chạm nhẹ, cũng có thể bị gãy xương – đặc biệt là ở cột sống, xương cổ tay, xương sườn, cổ xương đùi.

 Khi nào phụ nữ nên tầm soát loãng xương?

Tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xương (DEXA scan) là cách hiệu quả để phát hiện sớm tình trạng mất xương, can thiệp kịp thời trước khi xảy ra biến chứng gãy xương. iúp phát hiện sớm tình trạng thiếu xương, loãng xương – ngay cả khi chưa có dấu hiệu.

  • Trên 65 tuổi: Dù có hay không có triệu chứng.
  • Sau mãn kinh (dưới 65 tuổi): Nếu có yếu tố nguy cơ như: Gầy yếu, nhẹ cân, mãn kinh sớm, tiền sữ gãy xương sau tuổi 50, mãn kinh sớm, hút thuốc, uống rượu, Đang dùng thuốc ảnh hưởng đến xương (corticoid…) Mắc bệnh mạn tính (viêm khớp, cường giáp, suy thận…)
  •  Có dấu hiệu nghi ngờ: Giảm chiều cao, đau lưng dai dẳng, gãy xương không rõ nguyên nhân.

z6817340982007_8417560f6a3f7ceb6259b16d3ce9548e

Lợi ích quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe xương sớm: Giúp phát hiện loãng xương trước khi xảy ra gãy xương – biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh, từ đó bảo vệ sức khỏe và duy trì chất lượng sống lâu dài.

Phụ nữ sau mãn kinh không chỉ đối mặt với nguy cơ loãng xương, mà còn nhiều bệnh lý khác như tim mạch, rối loạn chuyển hóa, viêm khớp...

Đừng đợi đến khi xương gãy mới biết mình bị loãng xương. Hãy chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ – 6 tháng một lần – để bảo vệ chính mình.


 

kinhdoanh