Thursday, 14/12/2017, 09:06 GMT+7
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cột sống gặp “trục trặc”, bao gồm: Sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác; giới tính nữ; nghề nghiệp lao động nặng; tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động không phù hợp …
Ngoài ra, thừa cân, béo phì hay tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm cũng sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống được chứng minh rằng sẽ tiến triển nặng dần theo tuổi và khi có sự tác động của một số yếu tố nguy cơ như: mang vác quá nặng, tập luyện quá sức hoặc không đúng tư thế …
Mặt khác, dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những gai xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa).
Do đó, nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ thường gặp các triệu chứng sau đây:
• Đau vùng cổ, lan xuống vai, cổ bị cứng, khó xoay chuyển.
• Các cơn đau nhức đầu ở vùng chẩm hoặc xung quanh hốc mắt
• Tê liệt hoặc mất cảm giác khéo léo của đôi tay (xuất hiện ở một số trường hợp)
• Đau vùng lưng dưới liên tục và kéo dài hơn 6 tuần, có thể lan rộng đến hông và chân.
• Đau ở vùng cột sống thắt lưng, khó khăn khi vận động.
• Cơn đau sẽ tăng khi cúi người, vặn mình hoặc nâng nhấc đồ vật…
• Các cơn đau có thể kéo dài từng đợt rồi giảm. Sau khi người bệnh hoạt động các khớp cơ nhiều, cơn đau lưng lại tái phát.
Khi bệnh trở nên trầm trọng, ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, người bệnh có thể bị tê liệt chân, khó khăn trong di chuyển.
Khi khối thoát vị lồi ra, sẽ kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo, tạo thành những vành xương có thể nhìn thấy như những cái gai trên phim chụp.
Nếu khối thoát vị đĩa đệm gây đau tê hay yếu liệt, khi đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ giải quyết nó trước khi các gai hình thành. Khi có gai cột sống, người bệnh hay bị đau lưng.
(Hình ảnh cột sống thắt lưng 3D bị gai được chụp bởi máy CT Scan 120 lát BV Tâm Trí Đà Nẵng)
Khi bạn bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp thành và sau đó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân.
Đau thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra, thường kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ.
Tuy nhiên, còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa, đau thần kinh tọa.
Khi có các biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống, bạn nên đến với các bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp để được khám và tư vấn điều trị thích hợp.
Tìm Hiểu Về Bệnh Thoái Hóa Cột Sống.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 02363679555.
Bs Nguyễn Kim Thông, chuyên khoa Cơ xương Khớp , bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.
Địa chỉ: 64 CMT8, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.