Permanent Doctor 02363 662 995 - 02363 679 555
Emergency Hotline 0903 595 593
banner

TẠI SAO ĐỘT QUỴ DO TĂNG HUYẾT ÁP LẠI XẢY RA VÀO MÙA ĐÔNG CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỴ

Tuesday, 07/12/2021, 15:11 GMT+7

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thường không rõ ràng, giống như “sát thủ thầm lặng”,  khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với triệu chứng của các căn bệnh khác. Những người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần so với người bình thường.

Đột quỵ do tăng huyết áp thường xảy ra vào mùa đông vì: mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu cũng tăng. Tình trạng co mạch làm lượng máu trở về tim tăng dẫn đến huyết áp tăng, từ đó dễ dẫn đến biến chứng đột quỵ.

WEB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các dạng đột quỵ chính

Tai biến mạch máu não có ba dạng chính, bao gồm:

  • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Đây là nguyên nhân gây ra 87% trường hợp. Các cục máu đông (huyết khối) bắt đầu xuất hiện trong cơ thể, bộ phận thường gặp nhất là tim, rồi di chuyển lên não và gây ra tắc mạch máu não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: chiếm khoảng 15% trong số các ca tai biến mạch máu não. Đây là trường hợp phình mạch, gây biến dạng hệ thống mạch máu não, hình thành các cục máu đông hoặc mảng tụ máu trong động mạch ở cổ hoặc não, gây ra tắc mạch máu não.
  • Thiếu máu não thoáng qua (TIA): tình trạng thiếu máu não chỉ diễn ra trong khoảng vài phút, trong một giai đoạn ngắn, thường gọi là đột quỵ nhỏ. 

3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Dấu hiệu FAST

 

Người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức khi có các triệu chứng nguy hiểm trên. Việc được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các hệ quả như tổn thương đến não, tàn phế và tử vong. 

Tai biến mạch máu não là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, vì thế những người bệnh tăng huyết áp ở độ tuổi trên 55 và có tiền sử mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, thừa cân béo phì, lười vận động và bị stress cần đặc biệt chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ và để lại di chứng.

xsxsxs

4. Phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

 

Bệnh đột quỵ do tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp là cần thiết, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để phòng ngừa đột quỵ có hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ tốt các chế độ phòng bệnh sau đây:

  • Đối với người chưa mắc bệnh tăng huyết áp: thực hiện đo huyết áp ít nhất hai lần mỗi năm.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp nên kiểm soát trị số huyết áp và khống chế huyết áp để đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Theo đó, nguyên tắc sử dụng thuốc hạ huyết áp là bắt đầu sử dụng thuốc với liều thấp để đạt hiệu quả cao, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ cho thuốc gây ra.
  • Người bệnh nên duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg. Trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp.. Mặt khác, người bệnh cũng chỉ nên sử dụng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc giãn cách liều thuốc, kể cả trong trường hợp đã thấy cơ thể khỏe mạnh hoặc chỉ số huyết áp đã trở về bình thường.
  • Kiểm soát lối sống, chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

Lối sống và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Một số yếu tố nguy cơ cần kiểm soát để phòng bệnh như sau:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn có muối, sử dụng muối
  • Duy trì cân nặng phù hợp
  • Vận động cơ thể đều đặn, tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày
  • Giảm căng thẳng tâm thần vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ.
  • Ăn chế độ ăn giảm mỡ.
  • Duy trì tập luyện đều đặn giúp ngăn ngừa đột quỵ

Đặc biệt những người bệnh tăng huyết áp cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Theo đó, việc điều trị bằng thuốc cần phải kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống mới có hiệu quả cao.

Mắc bệnh đột quỵ không có nghĩa là cuộc đời sẽ chấm hết, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, có suy nghĩ tích cực, thái độ lạc quan, tin tưởng và tuân thủ các phương pháp điều trị.


BS CKI Trần Thị Lệ Hằng
TAG: