Permanent Doctor 02363 662 998 - 02363 679 555
Emergency Hotline 02363 615 115

PHÙ CHÂN VOI

Sunday, 25/12/2016, 20:26 GMT+7

PHÙ CHÂN VOI – CĂN BỆNH KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
Phù chân voi còn gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết, tên khoa học là podoconiosis, là tình trạng viêm tắc hệ thống bạch huyết ở chân, tay, bộ phận sinh dục. Làm các bộ phận này sưng to, biến dạng quá mức mà nguyên nhân thường do giun chỉ gây ra.

PHU
 
BN. Trương Phạm Ngọc T. (Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng)
Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, Bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Phùng cùng ê kíp đã phẫu thuật thành công gần 10 bệnh nhân bị phù chân voi. Các bệnh nhân này đến từ khắp mọi miền đất nước (Hòa Bình, Quảng Nam, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đồng Tháp), và phần lớn bị bệnh từ rất lâu, chân phù lớn và biến dạng nhiều.
Trường hợp gần đây nhất là bệnh nhân Trương Phạm Ngọc T., 6 tuổi, ở thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Em được phẫu thuật ngày 16/12/2016 tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng. Hiện tại em đang nằm điều trị hậu phẫu tại khoa ngoại.
Trước đó, Ngày 3/10/2016, Bệnh nhân Tăng Phát L. – 14 tuổi – Sa Đéc Đồng Tháp đã đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng thăm khám  để được phẫu thuật điều trị triệu chứng phù chân voi. Bệnh phù chân voi là căn bệnh không hiếm gặp, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Đây là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều người.
Theo Bác sĩ khoa ngoại – Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết: Phần lớn bệnh phù chân voi là do giun chỉ gây ra. Khi người bị muỗi nhiễm ký sinh trùng giun chỉ đốt sẽ lan truyền bệnh và xâm nhập vào cơ thể. Ấu trùng di chuyển đến mạch bạch huyết và phát triển thành giun tại đây. Giun chỉ có thể trú ngụ trong cơ thể người từ 5-8 năm và sản sinh vô số các ấu trùng giun, đồng thời lại thâm nhập ngược lại vào cơ thể muỗi nếu chúng đốt người bệnh. Quá trình này khiến mạch bạch huyết bị tổn thương, viêm, và tắc nghẽn khiến dịch bạch huyết tích tụ. Quá trình này làm da và tổ chức dưới da khu vực tổn thương viêm nhiễm, dày lên và có thể bị bội nhiễm.
Bệnh chân voi còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác, như lao, hủi, nhiễm liên cầu tái phát; hoặc do môi trường (tiếp xúc nhiều với một số kim loại như silic đioxit). Ngoài ra, chân voi hay xuất hiện ở những người dân sống tại miền núi Trung Phi, do tiếp xúc quá nhiều với tàn tro của núi lửa. Có khi,cũng không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Phù chân voi: là hậu quả của viêm mạn tính hạch và mạch bạch huyết chi dưới với đặc điểm phù cứng, da dày như chàm hóa. Tùy mức độ phù có thể từ bàn chân lên đến đùi. Bệnh phù chân voi được chia thành hai thể, cấp tính và mạn tính. Ở thể cấp tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, viêm hạch bạch huyết, viêm hoạch lympho vùng bụng, viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn…Khi những triệu chứng ở thể cấp tính kéo dài và phát triển thành mạn tính, người bệnh có thể bị ứ nước tinh hoàn, phù tinh hoàn, giãn mạch bạch huyết ở chân, tay, bộ phận sinh dục… Bệnh phù chân voi có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là đi tiểu dưỡng chấp, tổn thương thận ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Ngoài những đau đớn về thể xác, sự biến dạng mất thẩm mỹ do căn bệnh này gây ra có thể khiến nhiều người bị xã hội xa lánh, hắt hủi.

 

1 2 3

Viêm chàm hóa                     Phù ở tay                Phù ở bìu      
Để chẩn đoán bệnh giun chỉ, thông thường nhất là lấy máu soi tươi tìm ấu trùng giun chỉ hoặc làm tiêu bản nhuộm giemsa. Ngoài ra có thể dùng các phương pháp khác như miễn dịch, xét nghiệm nước tiểu,...
Để điều trị chứng phù chân voi, việc phẫu thuật sử dụng các thủ thuật nối tĩnh mạch và mạch bạch huyết, loại bỏ mô xơ thừa, mô mỡ dưới da… được tiến hành để tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bênh cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau đây:
– Rửa sạch vùng bị tổn thương bằng xà phòng và giữ vệ sinh hằng ngày để giảm các triệu chứng nhiễm trùng.
– Thoa thuốc hoặc kem kháng sinh vào các vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn.
– Thực hiện các bài tập cho vùng tay, chân bị tổn thương để giúp bạch huyết lưu thông.
Phù chân voi là căn bệnh nguy hiểm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng và xã hội. Để phòng bệnh này hiệu quả, chúng ta hãy chú ý giữ vệ sinh cơ thể, mang giầy dép để bảo vệ chân, tránh để bị muỗi đốt và giữ vệ sinh môi trường sống luôn thông thoáng và sạch sẽ để ngăn ngừa muỗi sinh sôi phát triển.


admin
TAG: