Permanent Doctor 02363 662 998 - 02363 679 555
Emergency Hotline 02363 615 115

Phẫu thuật vá nhĩ

Thursday, 26/03/2020, 15:53 GMT+7

Screenshot_3

Tổng quan về Phẫu thuật vá nhĩ

  • Tên khoa học: Phẫu thuật vá nhĩ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Màng nhĩ có hai chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não, bảo vệ tai giữa ngăn chặn vi khuẩn cũng như nước và vật thể lạ bên ngoài. Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Khi màng nhĩ bị thủng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa và gây nhiễm trùng hay còn gọi là viêm tai giữa.

Phương pháp phẫu thuật vá nhĩ bằng nội soi là một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị các trường hợp viêm tai giữa mạn màng nhĩ thủng. Vá nhĩ là phẫu thuật tái tạo lại màng nhĩ thủng. Lý do chính tiến hành phẫu thuật này là để tránh các nhiễm khuẩn tái diễn. Thông thường, vá nhĩ được tiến hành dưới kính hiển vi phẫu thuật.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Lý tưởng nhất là thủng nhĩ nhỏ, khô và ống tai rộng.

Chống chỉ định:

  •  Trạng thái vòi nhĩ không tốt ở tai đối diện: Viêm dính, không nghe được hoặc nghe rất kém.
  • Lỗ thủng xâm lấn vào xương búa hoặc thủng đến rãnh nhĩ.
  • Chảy tai kéo dài.
  • Nghi ngờ có cholesteatoma xâm lấn vào trung nhĩ.
  • Nghi ngờ có tổn thương chuỗi xương con.
  • Có dấu hiệu lâm sàng và Xquang nghi ngờ có viêm nhiễm ở xương chũm và thượng nhĩ.
  • 03_08_2019_13_56_42_089360

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp làm lành màng nhĩ để tránh các biến chứng nhiễm trùng hoặc bệnh lý cholesteatoma về sau và bảo tồn hoặc làm tăng sức nghe của bệnh nhân.
  • Giúp phẫu thuật viên thấy rõ được các ngách trong tai giữa trên màn hình, do vậy các bệnh tích của tai giữa được xử lý tốt, rất khó bị bỏ sót, do vậy tỉ lệ thành công của cuộc mổ sẽ rất cao.

Nhược điểm:

Thành công của phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

03_08_2019_13_56_41_408453

Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

  • Người bệnh nằm đầu nghiêng sang bên đối diện và đặt đầu sao cho mặt xương chũm nằm ngang để có thể thao tác dễ dàng. Được sát khuẩn tai và vùng quanh tai mổ.

Bước 2: Vô cảm

  • Người bệnh được tiền mê và gây tê tại chỗ. 

Bước 3: Tiến hành kỹ thuật

  • Lấy cân cơ thái dương qua đường sau tai hay đường ngang trên vành tai và làm khô. 
  • Làm tươi rìa lỗ thủng phải được tiến hành hệ thống bằng cách sử dụng que nhọn lấy viền lỗ thủng. Bước này rất quan trọng vì nó loại bỏ vùng biểu bì của rìa lỗ thủng nối với lớp niêm mạc, tức là lấy vùng ức chế sẹo để giúp cho quá trình đóng lỗ thủng được nhanh chóng.
  • Bóc tách và nâng vạt da ống tai - màng nhĩ. 
  • Nâng vòng xơ và rạch niêm mạc tai giữa. Toàn bộ vạt da ống tai và màng nhĩ được nâng khỏi khung nhĩ.
  • Giải phóng vạt da ống tai - màng nhĩ khỏi cán búa bằng bóc tách nhọn, đôi khi cán búa di lệch vào ụ nhô.
  • Đặt mảnh vá theo kỹ thuật trong lớp xơ. Cân cơ thái dương với kích thước thích hợp được đưa vào ống tai. Với que nhọn, mảnh ghép được trượt vào trong hòm nhĩ dưới vạt da ống tai và màng nhĩ đã được nâng trước. Mảnh ghép được đặt dưới cán búa và sử dụng gelaspon làm giá đỡ đặt trong hòm nhĩ.
  • Đặt lại vạt da, chèn gelaspon quanh bờ lỗ thủng và đặt bấc ống tai.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Phù nề vùng mô xung quanh, người bệnh có cảm giác tê bì vùng vành tai, trên tai. 
  • Có dịch nâu đỏ chảy ra từ ống tai giảm dần kéo dài đến hai tuần. 
  • Thỉnh thoảng, có thể có những cơn đau nhói thoáng qua kéo dài một tuần sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân bị chóng mặt một vài ngày sau mổ. Điều này thường xảy ra đối với phẫu thuật xương bàn đạp hoặc tái tạo chuỗi xương con.
  • Ù tai và cảm giác đầy trong tai thường xảy ra trong 1-2 tuần sau mổ do máu tụ đọng trong tai giữa và các chất tự tan đặt ở ống tai ngoài cố định mảnh ghép màng nhĩ và da ống tai. 

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sốt cao liên tục
  • Nhiễm trùng trong tai

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Sau phẫu thuật, người bệnh nên nằm đầu hơi cao một tí lúc ngủ trong tuần đầu. Điều này giúp giảm phù nề vết thương sau tai và trong tai. 
  • Nên tránh tất cả các hoạt động làm gia tăng áp lực máu ở vùng đầu. Do đó, nên tránh gập người và nâng các vật nặng tối thiểu hai tuần sau mổ.
  • Không nên xì mũi trong ba tuần. Cố gắng tránh nhảy mũi một vài tuần đầu sau mổ. Nếu phải nhảy mũi, hãy cố gắng như ho nhưng cũng đừng ho mạnh quá. Nên tránh các hoạt động thể lực quá mức trong một tháng đầu sau mổ.

 


PR_Marketing
TAG: