Thursday, 12/09/2024, 16:00 GMT+7
Bệnh nhân là cụ S (60 tuổi) trú tại H. Nông Sơn, T. Quảng Nam nhập viện trong tình trạng đau vùng hông trái từng cơn. Qua thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm siêu âm bụng, chụp CT Scanner chẩn đoán bệnh nhân bị hẹp niệu quản trái đoạn sát nội thành bàng quang. Niệu quản trái giãn, bể thận ứ nước độ III, có sỏi đoạn ⅓ dưới kích thước 3x2mm.
Kết quả cho thấy tình trạng hẹp niệu quản đoạn thành bàng quang gây cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nhận thấy tình trạng không thể kéo dài hơn được tiến hành hội chẩn cùng ekip bác sĩ gây mê hồi sức và bác sĩ ngoại khoa chỉ định phẫu thuật tạo hình, cắt niệu quản đoạn hẹp, cắm lại niệu quản vào bàng quang ở vị trí mới cho người bệnh. Sau 2h đồng hồ ca phẫu thuật dã diễn ra thành công tốt đẹp.
Sau mổ, đoạn niệu quản hẹp đã được xử lý, nước tiểu lưu thông trở lại, thận hết ứ nước. Hai ngày sau tính trạng khó chịu hông lưng của cô S giảm dần. Bệnh nhân xuất viện sau 3 ngày.
Theo BS.CKI Phạm Kim Tuấn - Khoa Ngoại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết: Hẹp niệu quản là tắc nghẽn ở một hoặc cả hai ống niệu quản dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Niệu quản là bộ phận dạng ống nhỏ và có chiều dài từ 25 – 30 cm. Tùy vào vị trí, mức độ hẹp, người bệnh gặp các triệu chứng khác nhau như: đau quặn vùng thắt lưng, mắc tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu không hết, bí tiểu, tiểu ra máu.
Hẹp niệu quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận nên việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, hẹp niệu quản có thể gây ra:
Do đó, người dân cần đến bệnh viện khám nếu gặp tình trạng đau tức hông lưng dai dẳng hay đi tiểu bất thường để phát hiện, điều trị sớm, tránh biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra người nào đã từng can thiệp vào niệu quản như tán sỏi niệu quản, phẫu thuật niệu quản lấy sỏi,... cần khám sức khỏe định kỳ, giảm nguy cơ phát sinh hẹp niệu quản.