Permanent Doctor 02363 662 998 - 02363 679 555
Emergency Hotline 02363 615 115
banner

NHẬN BIẾT VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ QUA CÁC DẤU HIỆU BIỂU HIỆN

Tuesday, 14/09/2021, 14:18 GMT+7

NHẬN BIẾT VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ QUA CÁC DẤU HIỆU BIỂU HIỆN

NHẬN BIẾT VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ QUA CÁC DẤU HIỆU BIỂU HIỆN

Tại sao trẻ dễ bị viêm tai giữa?
- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Tai giữa của trẻ được kết nối với cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở ra giúp chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được, vi khuẩn và dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc.
- Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...

cY
Các yếu tố tăng nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa:
- Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm
- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
- Dị ứng
- Bất thường sọ mặt: Khe hở vòm, hội chứng Down

Biểu hiện của trẻ bị viêm tai giữa cấp:

-  Đau tai, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
- Ở trẻ lớn có đau đầu, ù tai giảm thính lực
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao (có thể lên tới hơn 39 độ C )
- Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, tiêu chảy
- Quấy khóc, khó ngủ

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cấp có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa:
- Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
- Liệt mặt
- Viêm tai xương chũm, cholesteatoma
- Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp
- Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não,viêm não, áp-xe não, viêm tai xương chũm…

Cách phòng viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ

Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, mẹ cần chú ý:

- Điều trị sớm viêm nhiễm tại mũi họng, giải quyết các ổ viêm vùng mũi xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi…
- Vệ sinh mũi họng đúng cách, không lạm dụng nước muối sinh lý bơm rửa mũi vì rất dễ đẩy dịch ở mũi vào tai gây viêm
- Tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, học tập, vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý…

Viêm tai giữa nếu được điều trị sớm thường khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên nếu điều trị muộn hoặc không triệt để trẻ dễ tái phát nhiều lần và nguy cơ cao nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bất thường ở tai, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

 

 

 


admin
TAG: