Tuesday, 19/11/2019, 09:08 GMT+7
Với mong muốn hạn chế những tác dụng phụ của phương pháp can thiệp y học hiện đại, hầu hết người bệnh đã tìm đến phương pháp điều trị bệnh hay làm đẹp theo phương pháp “cấy chỉ” tự nhiên. Ở phương pháp này sẽ dùng chỉ tự tiêu, có thành phần cấu tạo giống với chất đạm trong cơ thể người, không gây ra tác dụng phụ, khi đưa vào cơ thể chỉ sẽ tự tiêu dần trong vòng khoảng 15 ngày.
Theo BS.CKI. Nguyễn Thị Cúc – Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết, phương pháp cấy chỉ trong đông y là phương pháp không dùng thuốc, đưa một đoạn chỉ vào nòng kim, sau đó châm vào các huyệt như châm cứu, khi rút kim ra thì các đoạn chỉ này sẽ được lưu lại tại vị trí huyệt. Đoạn chỉ trong cơ thể như một vật lạ kích thích cơ thể liên tục trong thời gian mà “chỉ” tồn tại.
Bệnh nào nên “cấy chỉ”?
Chị Nguyễn Thị Hạnh (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đến châm cứu cấy chỉ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, chia sẻ: “Tôi thường xuyên bị đau nhức xương khớp gối, đầu, lưng,…luôn có cảm giác rất khó chịu. Tôi đã tìm đến bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng để tiến hành châm cứu cấy chỉ. Khi mới cấy sẽ có cảm giác khó chịu ở vị trí cấy nhưng đến khoảng một ngày sau thì hết”.
Theo bác sĩ, chỉ định phương pháp châm cứu chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh lý liệt do tổn thương trung ương hoặc ngoại biên (tai biến mạch mãu não, liệt VII ngoại biên, viêm thần kinh ngoại biên..), các bệnh lý cơ xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. loãng xương, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay…), bệnh lý rối dị ứng- miễn dịch(hen phế quản, viêm mũi xoang, dị ứng), các bệnh lý rối loạn chức năng (tâm căn suy nhược, sa dạ dày, rối loạn giấc ngủ, trĩ, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn mãn kinh,…).
Ngoài ra, cấy chỉ thẩm mỹ còn dành cho những người muốn giảm béo, giảm mỡ bụng, trẻ hóa và căng da mặt,…
Hình ảnh: Cấy chỉ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Tại sao cấy chỉ vào huyệt lại có tác dụng chữa bệnh?
Bằng các thiết bị đo và kiểm nghiệm sinh hóa hiện đại, việc dùng chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ. Bên cạnh đó, nhờ sự kích thích ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt cho bệnh nhân, đồng thời sợi cơ tăng nhiều tạo thành bó, đối với sợi cơ lỏng lẻo thì kết chặt lại. Bên trong lớp cơ còn có thể phát sinh những sợi thần kinh mới.
Như vậy, cấy chỉ khác với châm cứu truyền thống là chúng tác động kéo dài trong một thời gian nhất định (theo thời gian tự tiêu của loại chỉ) nên đáp ứng yêu cầu chữa bệnh tốt hơn.Vì vậy, điều kỳ diệu từ “cấy chỉ” vào huyệt đạo mang lại là do sự kéo dài kích thích trên huyệt mang lại.
Hình ảnh: Cấy chỉ điều trị trẻ tự kỉ
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng – Nơi “đánh thức” kỹ thuật cấy chỉ
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng - khoa YHCT - PHCN với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghành YHCT, trong đó có Bs.CKI. Nguyễn Thị Cúc với 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đã xây dựng quy trình kỹ thuật cấy chỉ hoàn thiện và tiếp thu những công nhệ mới từ Nhật Bản, Hàn Quốc đem lại hiệu quả cao trong điều trị, đặc biệt với bệnh: Hen phế quản, viêm mũi xoang, đau nhức xương khớp, phục hồi vận động sau Tai biến mạch máu não,...tạo sự hài lòng cho bệnh nhân.
Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc hay thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên đã và đang là một xu hướng chung của thế giới. Cấy chỉ vào huyệt đạo là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất cần được nghiên cứu phát triển để đáp ứng yêu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.