Permanent Doctor 02363 662 998 - 02363 679 555
Emergency Hotline 02363 615 115
banner

Hiểu đúng về bệnh trĩ – Phát hiện sớm, điều trị dễ dàng

Friday, 11/04/2025, 16:44 GMT+7

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn phồng và tạo thành búi. Có ba loại:

  • Trĩ nội: Hình thành bên trong ống hậu môn, có thể chảy máu, sa nghẹt, tắc mạch gây hoại tử
  • Trĩ ngoại: Xuất hiện ngoài rìa hậu môn, dễ gây đau, rát, sưng hoặc vướng víu.
  • Trĩ hỗn hợp: kết hợp cả hai loại trên

Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn và trực tràng bị giãn và sưng phồng. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Táo bón kéo dài: Việc phải rặn mạnh khi đi vệ sinh gây áp lực lên khu vực hậu môn, làm giãn tĩnh mạch.
     
  • Ngồi lâu: Lối sống ít vận động, ngồi lâu, đặc biệt là trong tư thế không đúng, làm giảm lưu thông máu và tạo áp lực lên vùng hậu môn.
     
  • Mang thai: Áp lực từ thai nhi và thay đổi hormone có thể làm giãn tĩnh mạch ở khu vực hậu môn.
     
  • Lão hóa: Theo tuổi tác, các mô và tĩnh mạch yếu đi, dễ bị giãn.
     
  • Thừa cân: Béo phì làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, góp phần phát triển bệnh trĩ.

Yếu tố di truyền: Những người có người thân từng mắc trĩ có nguy cơ cao hơn do cơ địa hoặc cấu trúc tĩnh mạch yếu bẩm sinh – đây là yếu tố âm thầm nhưng không nên bỏ qua.

TRY_1

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ

Biết được các triệu chứng bệnh trĩ là cách quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên chú ý:

  • Chảy máu khi đi vệ sinh: Máu đỏ tươi xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu, đặc biệt khi rặn mạnh.
     
  • Đau và ngứa quanh hậu môn: Bạn có thể cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, đặc biệt là sau khi ngồi lâu hoặc đi vệ sinh.
     
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ có thể sa ra ngoài khi đi tiêu và không thể tự co lại.
     
  • Cảm giác vướng hoặc cộm: Khi ngồi hoặc đi tiêu, bạn có thể cảm thấy có khối u hoặc cảm giác khó chịu ở hậu môn.
     

Các giai đoạn bệnh trĩ

Bệnh trĩ tiến triển theo 4 cấp độ:

  • Độ 1: búi trĩ chưa sa, chỉ chảy máu.
     
  • Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, nhưng tự co lại.
     
  • Độ 3: búi trĩ sa ra phải dùng tay đẩy vào.
     
  • Độ 4: búi trĩ sa thường xuyên, không thể đẩy vào được.

Phòng Ngừa Bệnh Trĩ

Phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài:

  • Ăn nhiều chất xơ: Rau xanh, trái cây và ngũ cốc giúp làm mềm phân và giảm táo bón.
     
  • Uống đủ nước: Giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón.
     
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập nhẹ như đi bộ hoặc yoga, giúp lưu thông máu và giảm áp lực lên hậu môn.
     
  • Không ngồi lâu: Nếu công việc yêu cầu bạn ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại mỗi giờ để cải thiện tuần hoàn máu.
     
  • Đi vệ sinh đúng cách: Không rặn mạnh khi đi tiêu và không ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
     

Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như chảy máu, đau đớn, hoặc cảm giác búi trĩ sa ra ngoài, hãy đi khám bác sĩ sớm. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm.

ThS.BS_TAM

Đa số người bệnh thường e ngại, giấu bệnh hoặc tự mua thuốc dùng khiến tình trạng ngày càng nặng. Việc khám sớm không chỉ giúp chẩn đoán chính xác mà còn giúp điều trị hiệu quả, ít đau, ít biến chứng.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị nội soi hiện đại, đảm bảo khám và điều trị trĩ hiệu quả, an toàn và tế nhị cho người bệnh

Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ trĩ, đừng chần chừ. Khám sớm để tránh biến chứng về sau.


kinhdoanh