Monday, 10/08/2020, 14:31 GMT+7
Người lớn tuổi thường bị loãng xương nên xương dòn và dễ gãy. Một trong những loại gãy xương thường gặp là gãy xương vùng cổ xương đùi có thể xảy ra khi chỉ bị chấn thương nhẹ như đi trên nền trơn láng bị té ngã và không thể đứng dậy đi được là dấu hiệu của gẫy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do gãy xương gây đau đớn, bệnh nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm yên một chỗ; từ đó sinh ra những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu…. có thể dẫn tới tử vong ở người già. Người ta đã tổng kết thấy gần 50% người già gãy cổ xương đùi không được phẫu thuật sẽ bị tử vong trong hai năm đầu sau khi gãy xương. Có nhiều phương pháp để điều trị gãy cổ xương đùi; tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, phương pháp hiệu quả nhất là thay khớp háng nhân tạo. Mục đích của phương pháp này là lấy bỏ phần cổ xương đùi bị gãy và thay vào đó bằng một khớp háng nhân tạo. Nhờ đó, bệnh nhân có thể cử động khớp háng mà không bị đau đớn, có thể đứng lên và đi sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Thân mời bạn đọc tham khảo thêm một số thông tin về PP Thay khớp háng nhân tạo như sau:
1. Những ai nên phẫu thuật thay khớp háng?
Những người có sự phá hủy khớp háng làm hoạt động hằng ngày bị ảnh hưởng, mặc dù đã điều trị nội khoa nhưng vẫn không giảm. Viêm khớp mạn tính thường gây ra sự phá hủy này. Tuy nhiên những điều kiện khác như những bệnh thấp khớp cấp cũng gây nên tình trạng đau khớp, cứng khớp và sưng khớp. Hoại tử chỏm vô mạch, chấn thương, u xương nó cũng có thể gây gãy xương và cũng cần phải thay khớp háng. Người cao tuổi té ngã gãy cổ xương đùi… Trước đây những phẫu thuật thay khớp háng cho những người trên 60 tuổi đươc chỉ định một cách dè dặt. Sự suy nghĩ ở những người già thường ít hoạt động những người trẻ, tuy nhiên trong những năm gần đây những bác sĩ nhận ra rằng việc phẩu thuật thay khớp háng cho những người trẻ hiệu quả rất nhiều sau này. Những công nghệ mới dã giúp cải thiện được sự tỳ đè và co kéo trong thời gian dài của khớp háng nhân tạo.
2. Tại sao người ta phẫu thuật thay khớp háng?
Người ta thay khớp háng để đạt những kết quả sau:
- Giảm đau
- Tăng họat động
- Cải thiện hoat động trong cuộc sống hằng ngày
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
3. Phẫu thuật thay khớp háng bao gồm
- Khớp háng được đặt ở chỏm xương đùi, một khối tròn ở đầu xương đùi được gọi là chỏm. Nó được đặt trong ổ cối ở trong khung chậu và cho phép xoay trong ổ cối. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường rạch da dài 6- 8 cm đi vào ổ khớp và lấy đi những tổn thương như xương sụn và cắt đi chỏm xương đùi đã bị hoại tử, sau đó bác sĩ sẽ thay thế một chỏm nhân tạo, chỏm này được làm từ một hợp chất mà nó có thề trược qua lại một cách dễ dàng. Thời gian phẫu thuật khoảng từ 1 - 2 giờ
- Trong những năm gần đây các phẫu thuật viên đã phẫu thuật những đường mổ nhỏ, ít gây tổn thương mô mềm chung quanh và it gây tai biến hơn, thời gian nằm viện ít hơn.
- Đừng quan tâm liệu bạn được phẫu thuật theo phương pháp truyền thống hay theo phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn. Những phần khớp được thay là giống nhau có xi măng hoặc không có xi măng. Loại có xi măng được gắn kết với thân xương đùi hay ổ cối bằng chất keo sinh học hay xi măng, còn chỏm không xi măng dựa vào cách xử lý được gọi là sự kết dính sinh học.
4. Hồi sức và phục hồi trong bao lâu?
Thông thường bệnh nhân sẽ nằm tại bệnh viện từ 3-5 ngày sau khi phẫu thuật thay khớp háng thời gian phục hồi hoàn toàn sức khỏe của bạn có thể 3 - 6 tháng tùy theo loại phẫu thuật.
5. Những động tác thể dục nào tốt nhất cho sau phẫu thuật thay khớp háng?
- Tập thê dục thích hợp sẽ giúp cho khớp háng bình phục nhanh chóng, tránh được sự cứng khớp, tăng được tính dẻo dai của cơ. Những người đã được thay khớp háng cần phải nói cho bác sĩ và chuyên viên vật lý tri liệu về diễn tiến về chương trình tập thể dục hợp lý.
- Tốt nhất cho chương trình này là sự bắt đầu với sự sắp xếp an toàn trong các động tác di chuyển và những động tác làm mạnh cơ. Bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu sẽ có quyết định khi nào có thể thực hiện các hành động phức tạp hơn
- Một số bác sĩ khuyên nên tránh hoạt động trong các lĩnh vực có sự va chạm cao như đánh bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, nhảy xa, đánh tennis…vì những môn thể thao này có thể gây ra sự phá hủy khớp háng, sự lỏng những bộ phận khớp, một số khuyên nên đi bộ, đạp xe đạp tại chỗ, bơi lội, những động tác này có thể tăng bền vững cơ, tốt cho tim mạch mà không phá hủy khớp mới.