, 07/01/2017, 00:16 GMT+7
DỊ VẬT TAI MŨI HỌNG Ở TRẺ EM
Ngày 6/1/2017 Chị Đặng Thị Hoàng M. là mẹ của bé Đỗ Hoàng G. 5 tuổi, Đà Nẵng đã đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng để thăm khám Tai – Mũi – Họng với triệu chứng bé thường khóc do đau ở tai và không thể ngủ vào ban đêm. Chị đã từng đưa bé đến phòng khám tư nhiều lần và tốn kém khá nhiều chi phí nhưng tai của cháu G. vẫn bị đau và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Sau khi được Bác sĩ Phan Thanh Hoàng – Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng thăm khám và nội soi thấy có dị vật gây viêm nhiễm ở vùng ống tai ngoai , đã tiến hành gắp ra một dị vật cứng bằng dụng cụ vi phẩu.
Trước đó Bác sĩ Phan Thanh Hoàng đã từng thăm khám và gắp dị vật vùng Tai – Mũi – Họng nhiều lần cho các cháu nhỏ (Cháu Ông Vĩnh H. 5 tuổi, Đà Nẵng được Bác sĩ khám và gắp dị vật là viên Pin đồ chơi ở trong mũi vào ngày 11/10/2016). Bác sĩ có lời khuyên đối với các bậc phụ huynh: Các cháu nhỏ chưa có ý thức, nên trong lúc chơi, nghịch với những vật nhỏ trẻ đã lấy nhét vào tai, mũi. Dị vật được các bác sĩ gắp ra cho trẻ thường là giấy, mouse trắng, các chi tiết nhỏ trong các món đồ chơi,…
Phần lớn trẻ bị dị vật tai, mũi đều đến Bệnh viện ở giai đoạn khá trễ. Mãi tới lúc có mùi hôi nặng bốc ra, các bà mẹ mới biết tai, mũi của con mình có “vấn đề” và đưa tới bệnh viện. Cũng có một số bà mẹ phát hiện sớm nhưng lại sai lầm tự mua cây lấy ráy tai cố móc dị vật ra. Lấy dị vật theo cách này vô tình đẩy dị vật chui vào sau hon nếu không điều trị sớm sẽ làm viêm tai giữa....
Theo bác sĩ Phan Thanh Hoàng: Những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ có dị vật trong tai, mũi là trẻ thường ngoáy tai một bên hoặc chảy nước mũi hôi có lẫn máu ở bên có dị vật. Thấy dấu hiệu này các bà mẹ nên đưa con mình tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay. Nếu đến sớm, các bác sĩ sẽ dễ dàng gắp dị vật ra, bệnh nhân được về ngay trong ngày không phải uống thuốc, phẫu thuật hay nằm viện. Và khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho các cháu chơi các vật nhỏ dễ bị nhét vào mũi và tai.
VÕ THỊ NHẠN