Monday, 30/10/2017, 14:06 GMT+7
BỆNH VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM-CẦN LÀM GÌ?
Tại sao trẻ bị viêm mũi họng?
1. Do môi trường sống
– Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
– Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, …
– Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo….
– Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.
2. Do virut, vi khuẩn, nấm
– Virut: cúm, sởi, Adenovirus…
– Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu …. Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) có thể gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.
– Nấm: Candida.
Biểu hiện khi trẻ bị viêm mũi họng cấp
– Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 400
– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạtmũi. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới)
– Nôn, đi ngoài phân lỏng.
Làm thế nào để phòng bệnh viêm mũi họng cấp?
– Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
– Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
– Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi, điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng , vì vậy cũng nên giúp trẻ tránh thói quen xấu này.
– Cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ:
+ Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước.
+ Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.
– Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm mũi họng cấp đi khám ngay?
Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
– Sốt cao liên tục dùng thuốc và chườm ấm không hạ sốt.
– Trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở
– Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
– Chảy mủ tai
– Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.
BS Nguyễn thị Thạnh Nga, khoa Nhi bện viện đa khoa Tâm trí đà nẵng