Tuesday, 24/10/2017, 22:56 GMT+7
BỆNH CẢM LẠNH Ở TRẺ NHỎ.
1.Vì sao bé bị cảm lạnh.
Hầu hết trẻ em đều trải qua cảm lạnh ít nhất một vài lần bởi vì hệ hô hấp của bé dễ bị tổn thương bởi các tác nhân thời tiết. Vậy làm thế nào để điều trị cảm lạnh ở trẻ em?
Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ "rhin" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.
Không khí khô - dù ở trong hay ngoài nhà - đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể. Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn người thường, với các triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc thậm chí hay ra đường với mái tóc ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh.
2.Sự khác biệt giữ cảm lạnh và cúm là gì?
Mùa cúm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của dịch là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 3. Nếu bé bị bệnh trong thời gian này thì bé có thể bị cúm. Bệnh cúm thường được gây ra bởi một loại vi-rút gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể cùng với các triệu chứng hô hấp của bệnh cảm lạnh như hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi. Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 tháng đến 19 tuổi nên chích ngừa là cách phòng ngừa cúm trong mùa dịch hiệu quả nhất
3. Cảm lạnh thường diễn ra theo cách sau đây.
• Bé chảy nước mũi trong vòng vài ngày, sau đó bắt đầu ho nhẹ.
• Vài ngày sau nước mũi từ trong chuyển sang đục rồi vàng, xanh. Bé không thể thở bằng mũi. Ho ngày càng nặng hơn, khiến bé tỉnh giấc ban đêm.
• Sau 5 đến 7 ngày, bé bắt đầu ho có đờm, thấy tiếng lọc xọc ở lồng ngực, kèm theo sốt. Lúc này bé có thể kêu đau họng, đau đầu và đau bụng.
• Sốt kéo dài 3 tới 5 ngày nhưng thường dưới 390C. Sau đó bé hết sốt nhưng nước mũi xanh và ho có đờm vẫn tiếp tục.
• Giữa ngày thứ 5 và ngày thứ 7, nước mũi bắt đầu đặc hơn, ít xanh hơn nhưng ho có đờm vẫn tiếp diễn.
• Vào tuần thứ hai, mũi thông thoáng hơn, triệu chứng ho cải thiện nhẹ, nhưng vẫn còn lác đác những cơn ho có đờm.
• Sau khoảng 3 tuần ho giảm nhiều và hết hoàn toàn vào tuần thứ tư.
4. Khi nào nên đưa bé đến khám bác sĩ.
• 1. Sốt: sốt >39,50C kéo dài hơn 3 ngày, hoặc >38,30C trong hơn 5 ngày.
Thông thường, virus cảm lạnh có thể gây sốt trong vòng 5 ngày, tuy nhiên nếu bé sốt cao trên 39,50C trong hơn 3 ngày thì nên đưa bé đi khám. Có thể bé chưa cần kháng sinh cho biểu hiện chảy nước mũi và ho có đờm nhưng bác sĩ sẽ quyết định liệu có cần dùng kháng sinh hay không sau khi đánh giá có nhiễm trùng vi khuẩn hay không. Xem bài xử trí sốt ở trẻ em tại đây.
• 2. Bé uể oải, quấy khóc bất thường, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Uể oải ở đây không có nghĩa là bé thôi không muốn chơi đùa nữa, mà có nghĩa là bé không còn tiếp xúc bằng mắt hoặc không thể tập trung vào bạn, hay không đáp ứng khi bạn gọi. Bé nằm rũ trên đùi của bạn, mắt lim dim.
• 3. Bé có tiền sử tái phát.
• 4. Đau tai mức độ vừa đến nặng.
• 5. Bé có vẻ ốm khác thường, nếu bạn có cảm giác có chuyện gì đó không ổn thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.
• 6. Tiếng thở rít khi hít vào, cần phân biệt âm thanh này với tiếng thở khò khè do tắc nghẽn ở mũi hoặc lồng ngực. Đặc biệt, nếu thấy trẻ khó thở thì phải đưa đi khám bác sĩ ngay.
Bs NGUYỄN THỊ THANH OANH, khoa nhi bệnh viện đa khoa TÂM TRÍ-ĐÀ NẴNG