BẢO VỆ CON YÊU KHỎI VI KHUẨN PHẾ CẦU
Vắc-xin phế cầu mang đến tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Loại vắc-xin này giúp phòng ngừa các bệnh gây ra cho trẻ bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae (týp huyết thanh 1, 4, 5, 6b, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F)
Vaccine được sản xuất bởi GlaxoSmithKline Biologicals
2.Đường tiêm
• Tiêm bắp ở mặt trước – bên đùi của trẻ nhỏ và tiêm ở cơ delta cánh tay của trẻ lớn.
• Không được tiêm tĩnh mạch hoăc tiêm trong da
3.Chống chỉ định
• Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.
• Không tiêm cho trẻ đang bị sốt cấp tính nặng
4.Các bệnh dễ mắc phải khi không tiêm phòng vắc-xin phế cầu khuẩn Synflorix
• Viêm tai giữa. Vi khuẩn phế cầu có thể từ ổ viêm mũi họng lan lên tai thông qua vòi nhĩ, gây viêm và ứ đọng dịch dịch nhầy và mủ. Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.
• Viêm màng não. Vi khuẩn gây viêm màng não thường bắt đầu từ niêm mạc hầu họng. Khi đó các trẻ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn này từ các môi trường xung quanh qua đường hô hấp.
• Viêm phổi: Ở trẻ dưới 5 tuổi, phế cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi. Vi khuẩn phế cầu trong vùng hầu họng người bệnh thậm chí có thể thường trú trên 40-70% người khỏe mạnh nên khi nói chuyện, ho, hắt hơi, vi khuẩn dễ dàng phát tán ra môi trường xung quanh. Trẻ nhỏ cơ thể yếu ớt, sức đề kháng còn non yếu là đối tượng rất dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp và viêm phổi do phế cầu.
• Nhiễm trùng huyết :Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng sốc nhiễm trùng. Đây là bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn khi kết hợp các bệnh lý đã có sẵn. Vi khuẩn này lây qua đường hô hấp hoặc vùng tai giữa... xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết.
5.Lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu 10 SYNFLORIX
Thận trọng khi sử dụng
• Nên trì hoãn việc tiêm vắc xin Synflorix ở những người đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên khi có biểu hiện nhiễm khuẩn nhẹ như cảm cúm thì không cần hoãn việc tiêm chủng
• Thận trọng khi sử dụng cho những người giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ một rối loạn đông máu nào
• Không thể thay thế được liệu trình tiêm chủng thường quy với các vắc xin bạch hầu và uốn ván, Haemophilus influenza týp B
• Synflorix chỉ có tác dụng phòng ngừa đối với các vi khuẩn có tuýp huyết thanh đã được chỉ ra trong thành phần của vắc xin. Vì vậy vắc xin polysaccharid 23 tuýp phế cầu (Peumo 23) cần được chỉ định khi trẻ ≥ 2 tuổi.
• Cần phải theo dõi hô hấp trong vòng 48-72 giờ sau khi tiêm phòg cho trẻ đẻ rất non tháng (sinh <28 tuần của thai kỳ) và đặc biệt các trẻ có tiền sử chưa trưởng thành về hô hấp trước đó.
• Trẻ suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch do sử dụng liệu trình điều trị thuốc ức chế miễn dịch, bện di truyền, nhiễm HIV và các nguyên nhân khác có thể giảm mức độ đáp ứng kháng thể đối với tiêm chủng chủ động
Tác dụng không mong muốn
• Các tác dụng phụ phổ biến nhất: đau, đỏ, sưng, chai cứng tại điểm tiêm, buồn ngủ, chán ăn, ngứa hoặc sốt chủ yếu là nhẹ đến vừa phải và không kéo dài.
• Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ >12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ hơn.
• Các tác dụng không mong muốn thường trầm trọng hơn khi tiêm cùng với vắc xin ho gà toàn tế bào.