Permanent Doctor 02363 662 998 - 02363 679 555
Emergency Hotline 02363 615 115
banner

BẢO TOÀN THAI NHI THÀNH CÔNG CHO SẢN PHỤ CÓ NHÓM MÁU RHESUS (Rh-).

Friday, 03/02/2023, 10:13 GMT+7

BẢO TOÀN THAI NHI THÀNH CÔNG CHO SẢN PHỤ CÓ NHÓM MÁU RHESUS (Rh-).

BẢO TOÀN THAI NHI THÀNH CÔNG CHO SẢN PHỤ CÓ NHÓM MÁU RHESUS (Rh-).

Ngày 31.01.2023 vừa qua, sản phụ N.T.T.T (28 tuổi, mổ lấy thai lần thứ hai) cùng với bé sơ sinh 5 ngày tuổi đã được xuất viện an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng. Đây là một thai phụ đặc biệt, mang thai lần hai và có nhóm máu A Rh(-); được theo dõi quản lý thai nghén và kết thúc thai kỳ một cách thành công tốt đẹp tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

IMG_9404

(TS.BS. Phan Gia Anh Bảo, bác sĩ điều trị trực tiếp cho mẹ N.T.T.T cùng gia đình)

Theo chia sẻ từ TS.BS. Phan Gia Anh Bảo – Bác sĩ khoa Sản BVĐK Tâm Trí Đà Nẵng cho biết: Nhóm máu Rhesus (-) là một nhóm máu tương đối hiếm gặp, với tần suất ước tính dưới 5% trong cộng đồng. Khi một người phụ nữ có nhóm máu Rh(-) có chồng nhóm máu Rh(+) thì con sinh ra sẽ có nhiều cơ hội mang nhóm máu Rh(+) của bố. Trong lần mang thai đầu tiên, nếu bằng cách nào đó, máu (hồng cầu) của thai nhi tiếp xúc với máu mẹ thì sẽ kích thích cơ thể mẹ sinh ra kháng thể chống lại hồng cầu Rh(+) của thai nhi. Các kháng thể này (thuộc nhóm IgG) tồn tại trong máu mẹ suốt đời và qua được nhau thai nên rất dễ có nguy cơ gây tan máu, thiếu máu và những hậu quả nghiêm trong khác cho thai nhi ở những lần mang thai sau. Những trường hợp mẹ nhóm máu Rh(-) được kích hoạt sản xuất ra kháng thể chống hồng cầu Rh(+) bao gồm (1) mẹ bị truyền nhầm máu Rh(+); (2) mang thai với người chồng có Rh(+), cho dù đó là một thai kỳ bình thường hay thai kỳ có biến chứng như thai ngoài tử cung, nhau bong non, nhau bám thấp, sẩy thai, thai chết lưu…; hoặc một trường hợp hiếm hơn là mẹ bị chấn thương vùng chậu và tử cung trong lúc mang thai.


 20211229_132841_996256_2.max-800x800
(Hình minh họa: Mô hình đơn giản minh họa việc hình thành kháng thể (màu xanh lá) trong máu mẹ có Rh(-)
 

Sản phụ N.T.T.T có chồng mang nhóm máu Rh(+); có tiền sử đã sinh mổ 1 lần, bé 4 tuổi, có nhóm máu Rh(+). Chúng tôi xác định đây là một trường hợp có nguy cơ cao sản phụ có thể đã có kháng thể chống hồng cầu Rh(+) trong máu thai nhi với nghi vấn hồng cầu Rh(+) của con (lần mang thai trước, hoặc cũng có thể từ lần mang thai này) đã tiếp xúc với máu mẹ trong quá trình sinh mổ và kích thích mẹ sản xuất kháng thể. Vì vậy, các Bác sĩ Sản khoa - Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng đã tiến hành quản lý thai nghén một cách chặt chẽ, đầy đủ, bao gồm: xét nghiệm tìm kháng thể trong máu mẹ; khảo sát sức khỏe thai nhi bằng siêu âm lặp lại nhiều lần để tìm kiếm các dấu hiệu biến chứng của thiếu máu, tan máu như phù thai, tràn dịch đa màng, đa ối, thiểu ối, thai kém phát triển, biến đổi Doppler tuần hoàn thai… 

Tuần thứ 28, và tuần thứ 34, sản phụ T được chỉ định dùng thuốc chuyên biệt để ức chế cơ thể mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh(+). Nhờ quản lý thai nghén tốt, cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi phát triển tốt và có trọng lượng tương ứng với tuổi thai. Ngày 27/1/23 vừa qua, sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ nên đã được mổ lấy thai, bé gái nặng 3300g và có nhóm máu Rh(+), đúng như dự đoán. Bé được theo dõi thận trọng với các xét nghiệm Bilirubin, tổng phân tích tế bào máu nhiều lần, xét nghiệm tìm kháng thể gây tan máu để đánh giá tình trạng tan máu nếu có. Sau 5 ngày, các xét nghiệm của bé đều trong giới hạn bình thường, bé chỉ vàng da nhẹ (vàng da sinh lý) mà không có biểu hiện tan máu nhiều và hai mẹ con đã được xuất viện an toàn.
Qua trường hợp này, chúng tôi muốn khuyến cáo mọi bà mẹ mang thai nên được xét nghiệm nhóm máu (theo quy định của Bộ Y tế gồm nhóm máu ABO và Rh) một cách thường quy, để phát hiện và có phương pháp quản lý thai nghén tốt cho những trường hợp Sản phụ có nhóm máu Rh(-).
 

Thận trọng với các xét nghiệm Bilirubin, tổng phân tích tế bào máu nhiều lần, xét nghiệm tìm kháng thể gây tan máu để đánh giá tình trạng tan máu nếu có. Sau 5 ngày, các xét nghiệm của bé đều trong giới hạn bình thường, bé chỉ vàng da nhẹ (vàng da sinh lý) mà không có biểu hiện tan máu nhiều và hai mẹ con đã được xuất viện an toàn.

Qua trường hợp này, chúng tôi muốn khuyến cáo mọi bà mẹ mang thai nên được xét nghiệm nhóm máu (theo quy định của Bộ Y tế gồm nhóm máu ABO và Rh) một cách thường quy, để phát hiện và có phương pháp quản lý thai nghén tốt cho những trường hợp Sản phụ có nhóm máu Rh(-).


Tác giả: TS. BS. Phan Gia Anh Bảo - Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng/Trưởng Bộ môn Sản phụ khoa- Đại học Y khoa Phan Châu Trinh