Permanent Doctor 02363 662 995 - 02363 679 555
Emergency Hotline 0903 595 593
banner

​VIÊM ĐA XOANG, VIÊM XƯƠNG HÀM TRÊN DO SÓT XƯƠNG CHẾT SAU MỖ U NANG CHÂN RĂNG

Monday, 13/02/2017, 18:34 GMT+7

VIÊM ĐA XOANG, VIÊM XƯƠNG HÀM TRÊN DO SÓT XƯƠNG CHẾT SAU MỖ U NANG CHÂN RĂNG
Bệnh nhân Nguyễn Thị Tr. 22 tuổi, Bình Sơn – Quảng Ngãi. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sưng đau vùng mặt bên trái, nghẹt mũi, nhức đầu, đã điều trị thuốc nhưng không thuyên giảm. Bệnh nhân đã từng mổ u nang chân răng cách đây sáu tháng tại một cơ sở y tế khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, được mang răng giả có cầu ở khung hàm bên trái.
Sau khi thăm khám lâm sàng với Bác sĩ Phan Thanh Hoàng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng hội chẩn cùng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, bệnh nhân được nội soi Tai Mũi Họng và chụp CT thấy hình ảnh viêm đa xoang kèm theo một số xương chết nằm ở hố răng bên trái, rãnh lợi môi bên trái có sưng nề và đang chảy mũi. Ngay sau đó, chị Tr. được phẫu thuật nội soi mũi xoang mở hố năng trái lấy ra khoảng 5-6 mảnh xương chết nghi ngờ chân răng còn sót và một số mảnh xương vụn. Hậu phẫu bệnh nhân ổn định và đã ra viện.
Theo các Bác sĩ Răng hàm mặt và Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng: U nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Đổi màu răng là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhưng thường dễ bị bỏ qua và chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh nặng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt... thì mới được người bệnh chú ý và đi khám. U nang chân răng có thể là kết quả của việc điều trị không đúng cách đối với các nhiễm khuẩn răng, sâu răng, chấn thương răng. Nang xuất hiện do sự phát triển của biểu mô sót trong dây chằng quanh chân răng. Nang chân răng phải phẫu thuật triệt để lấy u mới không tái phát. Trường hợp bệnh nhân Tr. đã được phẫu thuật u nang chân răng nhưng quá trình phẫu thuật chưa triệt để dẫn đến việc sót những mảnh xương chết nghi ngờ chân răng. 
Đối với bệnh u nang chân răng hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.
Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Cần đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1DD4E18BA35B370E133B68894EB3534670CE91BBAA54C9CFECpimgpsh_fullsize_distr  


admin
TAG: